Thuốc Cordarone với thành phần chữa bệnh là amiodaron là thuốc thuộc nhóm chống loạn nhịp tim. Sử dụng thuốc cần lưu ý gì và tác dụng phụ của thuốc là gì? Hãy cùng phân tích bài viết dưới đây để hiểu sâu về thuốc Cordarone nhé!
Thuốc Cordarone với thành phần chữa bệnh là amiodaron là thuốc thuộc nhóm chống loạn nhịp tim. Sử dụng thuốc cần lưu ý gì và tác dụng phụ của thuốc là gì? Hãy cùng phân tích bài viết dưới đây để hiểu sâu về thuốc Cordarone nhé!
Thuốc tim mạch Cordarone (amiodaron)
Thành phần hoạt chất: amiodaron.
Tên thành phần tương tự: Adatot-200; Aldarone; Amidorol; Biodaron; Cordomine; Cormiron; Miradone; Syndaron; Zydarone.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hoàng Duyên cho biết, Cordarone là thuốc có tác dụng giúp hồi phục lại nhịp tim bình thường và duy trì nhịp đập của tim ở mức duy trì và ổn định. Thuốc có các dạng bào chế: viên nén, thuốc tiêm.
Hỗ trợ cho điều trị rung thất hoặc nhịp nhanh thất.
Bệnh mạch vành và/hoặc có suy giảm chức năng thất trái.
Điều trị loạn nhịp thất và trên thất trong bệnh cơ tim phì đại.
Kiểm soát nhịp nhanh thất đa dạng có khoảng QT bình thường.
Dự phòng rung nhĩ sau phẫu thuật trong phẫu thuật tim – lồng ngực.
Điều trị hoặc dự phòng tái phát tình trạng loạn nhịp thất gây đe dọa tính mạng và không đáp ứng hoặc không dung nạp với các thuốc chống loạn nhịp khác.
Dự phòng thứ phát với loạn nhịp thất nguy hiểm tính mạng (rung thất tái phát, nhịp nhanh thất có rối loạn huyết động) và dự phòng tiên phát nhịp nhanh thất kéo dài.
Điều trị nhịp nhanh thất đơn dạng và đa dạng không kèm theo đau thắt ngực, phù phổi hoặc giảm huyết áp (<90 mm Hg) hoặc điều trị nhịp nhanh thất có huyết động ổn định.
Cordarone có các dạng thuốc là thuốc tiêm và thuốc viên nén để uống. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Sanofi. Giá loại thuốc tiêm (hộp 6 ống x 3ml) dao động khoảng 30 ngàn đồng/ống đến 32 ngàn đồng/ống. Giá thuốc viên cordarone 200mg dao động khoảng 7 ngàn đồng/viên đến 8 ngàn đồng/viên
Giá có thể thay đổi tùy thời điểm
Lưu ý tránh tiêm tĩnh mạch trong trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, trụy mạch hoặc giảm huyết áp nặng. Tránh tiêm cả liều một lúc (bolus) trong suy tim sung huyết hoặc bệnh phì đại cơ tim.
5.1. Thuốc viên
Cách dùng
Liều dùng
Người lớn
Trẻ em và thanh thiếu niên
Người lớn tuổi
5.2. Thuốc tiêm
Người lớn
Trẻ em và thanh thiếu niên
Người cao tuổi
Thầy Nguyễn Quốc Trung – Dược sĩ CK1, hiện đang là giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cảnh báo không được trộn lẫn với các chế phẩm khác trong cùng một ống tiêm. Đồng thời tránh tiêm các chế phẩm khác trong cùng một dòng truyền.
Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Sau khi dùng thuốc, da nhạy cảm với ánh nắng
Định kỳ hằng năm khám mắt
Tiêm truyền chậm tĩnh mạch
Thuốc có độc tính cao, có thể gây tử vong, đặc biệt nhiễm độc phổi. Nên thuốc phải được dùng tại viện và được chuyên viên y tế theo dõi kĩ.
Không được dùng cho người có nhịp tim chậm, block xoang – nhĩ, block nhĩ – thất hoặc cả rối loạn dẫn truyền nặng khác (trừ khi có máy tạo nhịp).
Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn điện giải (đặc biệt hạ kali huyết), có thể xảy ra khi dùng phối hợp với digitalis hoặc với các thuốc chống loạn nhịp khác, việc phối hợp này có thể có tác dụng gây loạn nhịp.
Bạn cần thận trọng dùng cordarone đối với bệnh nhân mắc suy tim sung huyết, suy gan, hạ kali huyết, rối loạn chức năng tuyến giáp, giảm thị lực hoặc người bệnh phải can thiệp phẫu thuật.
9.1. Phụ nữ mang thai
Lưu ý thuốc có qua hàng rào nhau thai. Tác động có hại tiềm tàng lên trẻ bao gồm làm chậm nhịp tim và ảnh hưởng đến tuyến giáp ở trẻ sơ sinh, gây nhiễm độc và làm chậm phát triển thai.
Ngoài ra, thuốc có thể gây bướu giáp trạng bẩm sinh (thiểu năng hoặc cường giáp trạng). Do đó, không dùng Cordarone cho phụ nữ mang thai.
9.2. Thời kỳ cho con bú
Amiodaron và chất chuyển hóa của thuốc bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Do thuốc có thể làm giảm phát triển của trẻ bú sữa mẹ, mặt khác do thuốc chứa một hàm lượng cao iod nên không dùng thuốc cho người cho con bú hoặc phải ngừng cho con bú nếu buộc phải sử dụng amiodaron.
10.1. Triệu chứng
Hạ huyết áp, nhịp xoang chậm và/hoặc blốc tim và làm kéo dài khoảng QT, gây ra tình trạng sốc do tim hoặc nhiễm độc gan.
Thậm chí nguy hiểm hơn là gây tử vong.
10.2. Xử trí
Trường hợp bệnh nhân mới uống thuốc, có thể gây nôn, rửa dạ dày, sau đó dùng than hoạt.
Tuy nhiên, nếu rơi vào tình trạng hôn mê, co giật, cần phải đặt nội khí quản trước khi rửa dạ dày.
Lưu ý theo dõi điện tâm đồ vài ngày về các chỉ số nhịp tim, huyết áp.
Tùy vào từng triệu chứng như hạ huyết áp, nhịp tim chậm hoặc block nhĩ thất sẽ dùng thuốc hỗ trợ điều trị tương ứng.
Phải theo dõi enzym gan.
Thẩm phân máu hoặc màng bụng không làm tăng đào thải thuốc và chất chuyển hóa của thuốc.
Trên đây là những thông tin về thuốc Cordarone được tổng hợp bởi tin y tế mới nhất. Vì thuốc có độc tính cao cho nên bệnh nhân nên dùng cẩn thận, tốt nhất là nên có sự giám sát của các chuyên viên y tế tại bệnh viện. Do đó, nếu cơ thể có xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc tình trạng cơ thể trở nên tệ đi, bạn hãy gọi cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.