Thận trọng khi thay đổi môn thi tốt nghiệp THPT

Thứ năm, 12/12/2024 | 09:28

Trong tương lai, nhà trường và học sinh hy vọng rằng các cơ sở giáo dục đại học sẽ sớm công bố phương án tuyển sinh...

154947_99999999917292374776621892153482

Thông tin từ Ban Tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ bao gồm 4 môn thi, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn từ các môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Điều này đánh dấu một bước tiến mới trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi các em đã lựa chọn môn học từ lớp 10 THPT.

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi và thuận tiện cho việc tổ chức ôn tập, các trường THPT đã cho học sinh lựa chọn môn thi từ sớm. Theo ghi nhận từ nhiều cơ sở giáo dục, xu hướng cho thấy học sinh thường chọn các môn thi truyền thống, thường xuất hiện trong tổ hợp xét tuyển của các trường đại học; không có nhiều lựa chọn đối với hai môn mới là Tin học và Công nghệ.

Môn Ngoại ngữ có sự phân hóa rõ ràng. Ở khu vực thành thị với điều kiện kinh tế phát triển, học sinh có cơ hội học tập môn này tốt hơn, dẫn đến số lượng học sinh lựa chọn môn Ngoại ngữ khá lớn. Ngược lại, ở những trường thuộc vùng khó khăn, ít học sinh đăng ký thi môn này, thậm chí có trường không có học sinh nào chọn Ngoại ngữ.

Dù đã trải qua một học kỳ ôn tập theo 4 môn thi tốt nghiệp THPT, đến cuối học kỳ I vẫn có học sinh lớp 12 muốn thay đổi lựa chọn môn thi, dù biết việc này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố: lựa chọn ban đầu cảm tính, chưa đúng với sở trường; nhận ra sự không phù hợp sau một thời gian ôn tập; thay đổi nguyện vọng vào đại học; tác động từ gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, điều rõ ràng là những trường tổ chức tư vấn kỹ lưỡng, bài bản cho học sinh, thì số lượng học sinh thay đổi lựa chọn môn thi ít hơn hẳn.

Sự ổn định trong lựa chọn môn thi là một yếu tố quan trọng giúp bảo đảm chất lượng ôn tập. Khi thay đổi môn thi, học sinh không chỉ phải nỗ lực và quyết tâm cao hơn để củng cố kiến thức cho môn mới, mà nhà trường cũng phải xáo trộn trong tổ chức lớp học và phân công giáo viên.

Hơn nữa, nhiều lần thay đổi môn thi cho thấy học sinh chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chưa đáp ứng được mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 ở THPT. Những học sinh muốn thay đổi môn thi cần được tư vấn kỹ càng, tránh tình trạng dao động sau một thời gian ôn tập, gây ảnh hưởng đến tâm lý và khó bắt nhịp với môn mới, từ đó kết quả thi tốt nghiệp THPT có thể không như mong muốn.

Tin tức từ phòng truyền thông Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Trong tinh thần hỗ trợ tối đa cho học sinh, dù có ít hay nhiều trường hợp thay đổi môn thi, các trường THPT luôn ưu tiên cho những học sinh này. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại lớp học theo lựa chọn mới của học sinh, yêu cầu giáo viên điều chỉnh kế hoạch dạy học, dành thêm thời gian hỗ trợ nếu học sinh cần củng cố kiến thức, và ứng dụng công nghệ để giáo viên có thể hỗ trợ học sinh tốt hơn.

Dù môn thi được chọn ít, các trường cũng cố gắng tổ chức lớp ôn tập, bảo đảm quyền lợi của học sinh. Về lâu dài, mong muốn của nhà trường và học sinh là các cơ sở giáo dục đại học sẽ sớm công bố phương án tuyển sinh, vì đây là căn cứ quan trọng giúp học sinh quyết định lựa chọn môn thi.

Thận trọng khi thay đổi môn thi tốt nghiệp THPT

Thận trọng khi thay đổi môn thi tốt nghiệp THPT

Trong tương lai, nhà trường và học sinh hy vọng rằng các cơ sở giáo dục đại học sẽ sớm công bố phương án tuyển sinh...
Nhiều trường đại học chốt bỏ xét học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học chốt bỏ xét học bạ từ năm 2025

Năm 2025, nhiều trường đại học lớn công bố quyết định ngừng sử dụng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT làm phương án xét tuyển.
Đại học Sư phạm TPHCM thay đổi cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025

Đại học Sư phạm TPHCM thay đổi cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025

Từ năm 2025, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ được điều chỉnh đối với 5 trong số 6 môn thi.
Điều chỉnh hay bỏ phương thức xét tuyển sớm?

Điều chỉnh hay bỏ phương thức xét tuyển sớm?

Nhiều ý kiến đề xuất việc hủy bỏ hình thức xét tuyển sớm nhằm đảm bảo sự công bằng cho thí sinh. Trước ý kiến này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ cân nhắc kỹ lưỡng.
Đăng ký trực tuyến