Tìm hiểu về Histamine và các nhóm thuốc kháng Histamine phổ biến

Thứ hai, 31/03/2025 | 09:49

Histamine liên quan mật thiết đến phản ứng dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân kích thích. Khi Histamine được giải phóng với số lượng lớn, các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi có thể xuất hiện. Khi đó, bác sĩ có thể kê thuốc kháng Histamine.

01743389772.jpeg
Thuốc kháng Histamin được sử dụng khi Histamine giải phóng với số lượng lớn gây các phản ứng dị ứng

Tìm hiểu về Histamine

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Histamine có mặt trong các mô của cơ thể nhưng phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở phổi, ruột và da. Hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng và phản vệ.

Là một chất trung gian, Histamine có khả năng tương tác với thụ thể tế bào, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan và mô. Các thụ thể Histamine được chia thành bốn nhóm chính: H1, H2, H3 và H4. Trong đó, thụ thể H1 xuất hiện ở nhiều loại tế bào và khi cơ thể gặp tác nhân gây dị ứng, Histamine sẽ được giải phóng, kích thích thụ thể H1, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, phù nề, phát ban,...

Ngược lại, khi thụ thể H2 bị kích thích, sự tiết axit dịch vị sẽ gia tăng, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày do thụ thể này tập trung nhiều trong các tế bào của thành dạ dày.

Cơ chế hình thành Histamine và cách hoạt động

Cơ chế hình thành

Histamine được tạo ra khi Histidin bị khử carboxyl dưới sự xúc tác của enzym decarboxylase. Sau đó, Histamine kết hợp với Heparin dưới tác động của lực hút tĩnh điện (+), tạo thành một phức hợp mới.

Tuy nhiên, phức hợp này không có hoạt tính sinh học và có thể tích tụ trong hạt dưỡng bào, các tế bào niêm mạc dạ dày, ruột hoặc tế bào thần kinh. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như khí lạnh, khói bụi, hóa chất, Histamine sẽ được giải phóng. Nếu lượng Histamine giải phóng quá mức, nó có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Cơ chế hoạt động

Histamine thường được phóng thích khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố kích thích như hóa chất, bụi bẩn, khói bụi hoặc phân. Ở trạng thái bình thường, tế bào chứa Histamine ít hoạt động. Tuy nhiên, khi bị kích thích, Histamine có thể được giải phóng ồ ạt, dẫn đến các phản ứng dị ứng. Nếu phản ứng diễn ra mạnh mẽ, người bệnh có thể cần dùng thuốc chống dị ứng để kiểm soát tình trạng này.

Cơ thể phản ứng như thế nào khi Histamine giải phóng quá mức?

11743389772.jpeg
Các phản ứng dị ứng khi Histamine bị giải phóng quá mức

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, khi Histamine được giải phóng quá mức, cơ thể có thể gặp phải nhiều phản ứng dị ứng, bao gồm:

  • Hệ hô hấp: Hắt hơi, chảy nước mũi, co thắt khí phế quản, gây cơn hen suyễn.
  • Hệ tiêu hóa: Tăng tiết HCl và Pepsin, dẫn đến tiêu chảy do co thắt và tăng bài tiết dịch tiêu hóa.
  • Hệ bài tiết: Kích thích chảy nước mắt, nước mũi, tăng tiết nước bọt và dịch tụy.
  • Da: Xuất hiện mề đay, phát ban, ngứa ngáy, sưng phù.
  • Hệ thần kinh: Tác động lên thần kinh ngoại vi, gây cảm giác đau và ngứa. Đồng thời, Histamine có thể làm giảm thân nhiệt, gây mất ngủ, chán ăn và tăng tiết ADH.
  • Hệ tim mạch: Gây tụt huyết áp, co thắt tim, giãn mạch, ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tâm thất và tâm nhĩ.
  • Mắt và tử cung: Kích thích viêm sưng kết mạc mắt và làm tăng co bóp cơ trơn tử cung.

Các nhóm thuốc kháng Histamine phổ biến

Thuốc kháng Histamine H1

Nhóm thuốc này có tác dụng chính trong phòng và điều trị dị ứng. Thuốc kháng thụ thể H1 được đánh giá an toàn, hiệu quả và được chia thành hai thế hệ:

  • Thuốc kháng H1 thế hệ thứ nhất: Có tác dụng ngắn, kéo dài từ 4–6 giờ, do đó cần dùng nhiều lần trong ngày để duy trì hiệu quả. Tác dụng phụ phổ biến là gây buồn ngủ.
  • Thuốc kháng H1 thế hệ thứ hai: Ít gây buồn ngủ hơn và không gây tác dụng phụ như khô miệng, táo bón nghiêm trọng. Hiệu quả kéo dài từ 12–24 giờ, giúp giảm tần suất sử dụng thuốc trong ngày.

Thuốc kháng Histamine H2

Nhóm thuốc này giúp giảm tiết dịch vị dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Một số thuốc phổ biến trong nhóm này gồm Nizatidin, Cimetidin, Ranitidin và Famotidin.

Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm đau đầu, choáng váng, tiêu chảy. Tuy nhiên, so với nhiều loại thuốc khác, tác dụng phụ của nhóm thuốc này ít xảy ra thường xuyên.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine chỉ kiểm soát triệu chứng, không loại bỏ nguyên nhân dị ứng, nên không nên lạm dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số lưu ý quan trọng:

  • Không dùng thuốc khi tinh thần không tỉnh táo.
  • Tránh rượu, bia trước khi uống thuốc.
  • Không lái xe, vận hành máy móc nếu thuốc gây buồn ngủ.
  • Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Chỉ sử dụng ngắn hạn, tránh lệ thuộc gây ảnh hưởng sức khỏe.

Histamine luôn tồn tại trong cơ thể và dễ bị kích thích giải phóng. Thuốc kháng Histamine giúp giảm triệu chứng nhưng cần sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Ngọc Nữ Biển là một vị thuốc được sử dụng trong đông y có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, phong thấp, đau lưng, đau dây thần kinh hông,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của dược liệu này nhé.!
Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Râu rồng là một loại thảo mộc thường được dùng trong Đông y điều trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương, đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của Râu rồng nhé.!
Lợi ích của cây Đơn kim đồi với sức khoẻ

Lợi ích của cây Đơn kim đồi với sức khoẻ

Đơn kim là vị thuốc quý được sử dụng trong đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm dạ dày, viêm ruột, đau khớp, trĩ và sốt rét,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của đơn kim nhé.!
Dùng kháng sinh kéo dài có thể gây hại đường ruột ra sao?

Dùng kháng sinh kéo dài có thể gây hại đường ruột ra sao?

Kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến đối với các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường ruột.
Đăng ký trực tuyến