Tolbutamide - Thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 và những lưu ý khi sử dụng

Thứ năm, 15/08/2024 | 15:59

Tolbutamide là thuốc được chỉ định để kiểm soát lượng đường cao trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các rối loạn thần kinh và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Tolbutamide là thuốc gì?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Tolbutamid là một sulfonylurê thế hệ 1, có tác dụng làm hạ nồng độ glucose huyết ở người bệnh đái tháo đường bằng cách tác động lên tế bào beta tuyến tụy, kích thích làm tăng giải phóng insulin. Tolbutamid lđược dùng bằng đường uống trong điều trị bệnh đái tháo đường typ II và thuốc chỉ có hiệu lực ở những người bệnh mà tế bào beta tuyến tuỵ còn có khả năng hoạt động một phần.

Thuốc Tolbutamide làm hạ nồng độ glucose huyết
Thuốc Tolbutamide làm hạ nồng độ glucose huyết

Dạng thuốc và hàm lượng của Tolbutamide?

Tolbutamide được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là  

Viên nén: 250 mg, 500 mg.

Thuốc Tolbutamide được chỉ định cho những trường hợp nào?

Điều trị bệnh đái tháo đường typ II thể nhẹ và vừa khi người bệnh sử dụng chế độ ăn đơn thuần và luyện tập mà không kiểm soát được glucose huyết.

Cách dùng - Liều lượng của Tolbutamide?

Cách dùng: Dùng đường uống.

Liều dùng:

Người lớn:  Liều khuyến cáo dùng là 0,5 – 2 g/ngày, chia làm 2 – 3 lần, uống vào trong hoặc ngay sau bữa ăn. Liều duy trì: uống 0,25 – 2 g/ngày, chia làm 2 – 3 lần.

Tóm lại, Liều dùng trên giúp người dùng thuốc tham khảo. Tùy thuộc vào mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều dùng cụ thể, cách dùng và liệu trình dùng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách xử lý nếu quên liều thuốc Tolbutamide?

Nếu người bệnh quên một liều Tolbutamide nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.

Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Tolbutamide?

Người bệnh dùng quá liều Tolbutamide có thể xuất hiện triệu chứng lâm sàng như: Hạ glucose huyết (bồn chồn, lú lẫn, giảm thân nhiệt, da tái nhợt, khó khăn trong tập trung suy nghĩ, ngủ gà, đói cồn cào, ớn lạnh liên tục, vã mồ hôi lạnh, hôn mê,  đau đầu liên tục, nhịp tim nhanh, co giật, run, đi không vững, mệt mỏi khác thường, yếu ớt, thị giác thay đổi, đau bụng nhẹ, buồn nôn liên tục, bứt rứt).

Xử trí khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do quá liều, phải ngừng thuốc ngay và được đưa đến bệnh viện gần nhất để theo dõi và điều trị triệu chứng. Rửa dạy dày, loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá bằng than hoạt hấp phụ. Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ trong 24 đến 48 giờ, đề phòng tái phát hạ glucose huyết.

Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Tolbutamide?

Thuốc Tolbutamide chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử  mẫn cảm với Tolbutamide hoặc sulfonamid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.  

Người bệnh đái tháo đường typ I.

Người hôn mê, tiền hôn mê do đái tháo đường

Người đái tháo đường nhiễm toan ceton.

Người bệnh bị suy gan, suy thận, suy tuyến giáp, suy vỏ thượng thận.

Phụ nữ đang có thai. Vì đái tháo đường ở phụ nữ khi mang thai phải điều trị bằng insulin.

Người bệnh có các biến chứng cấp như nhiễm khuẩn nặng, chấn thương, phẫu thuật lớn.

Người bệnh trong tình trạng hoại thư hoặc suy dinh dưỡng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tolbutamide cho những trường hợp sau

Lưu ý các thuốc sulfonylurê có chiều hướng gây tăng cân và chỉ được kê đơn khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn kiêng. Với người bệnh béo phì nên xem xét dùng metformin.

Lưu ý thận trọng nói chung với sulfonylurê khi dùng cho người cao tuổi và người suy gan, suy thận do nguy cơ hạ glucose huyết.

Lưu ý thận trọng với người bệnh có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin gan vì thuốc có thể làm bệnh nặng thêm giống như các sulfonamid và barbiturat.

Lưu ý thận trọng khi dùng tolbutamid kết hợp với một số thuốc khác như rifampicin, corticosteroid, cimetidin, rượu, cafein.

Lưu ý người bệnh vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng phù hợp trong thời gian dùng thuốc.

Lưu ý thời kỳ cho con bú: Tolbutamid thải trừ qua sữa, nhưng thuốc có thể dùng cho người cho con bú. Thận trọng dùng tolbutamid cho người đang cho con bú có thể làm trẻ bị vàng da.

Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì Tolbutamide có thể gây hạ đường huyết ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của người bệnh.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Tolbutamide
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Tolbutamide

Thuốc Tolbutamide gây ra các tác dụng phụ nào?

Thường gặp: Nôn, buồn nôn, đau thượng vị, vị giác suy kém, táo bón, phát ban, mày đay, hạ glucose huyết.

Ít gặp: Phát ban, đỏ da, ngứa, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, ù tai, giảm glucose huyết nặng, tăng nhạy cảm da với ánh sáng mặt trời.

Hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu tan huyết, giảm natri huyết, phát ban, nhạy cảm ánh sáng, rối loạn chuyển hóa porphyrin gan, thở nông, enzym gan tăng cao, vàng da.

Tác dụng phụ khác: Gây tăng cân, kích thích sinh lipid ở mô mỡ, tăng nồng độ leptin huyết, tăng tiết insulin (làm tăng thèm ăn).

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Tolbutamide, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Tolbutamide thì cần xử trí kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ tư vấn.

Tolbutamide tương tác với các thuốc nào?

Ketoconazole, Miconazol: Khi dùng đồng thời với Tolbutamide, làm giảm chuyển hóa của tolbutamid, tăng nguy cơ hạ glucose huyết nặng, dẫn tới hôn mê. Chống chỉ định phối hợp.

Thuốc ức chế MAO: Khi dùng đồng thời với Tolbutamide, có thể kéo dài tác dụng của các thuốc chống đái tháo đường.

Rifampicin: Khi dùng đồng thời với Tolbutamide, kích thích tăng quá trình chuyển hóa của tolbutamide. Cần phải tăng liều Tolbutamide.

Các steroid đồng hóa: Làm tăng tác dụng hạ glucose huyết, điều đó đòi hỏi giảm liều thuốc chống đái tháo đường Tolbutamide.

Thuốc chẹn beta: Kéo dài thời gian tác dụng hạ glucose huyết của tolbutamid, và làm che lấp những dấu hiệu của giảm glucose huyết (vã mồ hôi, nhịp tinh nhanh, run ray…). Tăng huyết áp có thể xảy ra trong khi glucose huyết giảm.

Cloramphenicol: Kéo dài nửa đời thải trừ đối với tolbutamid, có lẽ do ức chế sự chuyển hóa, nên giảm liều tolbutamid là cần thiết khi sử dụng cloramphenicol kéo dài.

Cimetidin: Liều 1 g/ngày hoặc nhiều hơn có thể làm tăng tác dụng của tolbutamid.

Clofibrat và các chất ức chế enzym chuyển angiotensin: làm tăng tác dụng của tolbutamid, cần giảm liều tolbutamid.

Corticosteroid: Làm tăng nồng độ glucose huyết tương, cần tăng liều thuốc chống đái tháo đường.

Thuốc chống viêm không steroid: Làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết. Cần thiết phải điều chỉnh liều tolbutamid.

Rượu: Dùng chung với Tolbutamid, gây phản ứng giống như disulfiram như: Đỏ bừng, đau đầu, nôn, buồn nôn và làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết các thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến