Trắc bách diệp – Vị thuốc cầm máu trị được nhiều bệnh

Thứ hai, 16/10/2023 | 16:00

Cây Trắc bách diệp không chỉ là một loài cây cảnh mà còn được coi là một loại vị thuốc quý

Cả hạt và lá của cây Trắc bách diệp đều có giá trị y tế và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa trị các loại bệnh khác nhau. Trong lĩnh vực Đông y, dược liệu này được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc dùng để điều trị các bệnh như chảy máu chân răng, băng huyết, rong kinh, mất ngủ và nhiều bệnh lý khác

Hãy cùng Giảng viên trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng vị thuốc này trong bài viết dưới đây.

01697446887.jpeg

Hình ảnh cây trắc bách diệp

Tên khác: Trắc bá diệp, trắc bá tử nhân, cây bách, Trắc bách, bá thực, trắc bá, bá tử nhân,

Tên khoa học: Platycladus orientalis- Cupressaceae Họ: Trắc bách (hay Hoàng đàn)

1.Đặc điểm chung về cây trắc bách diệp

1.1. Mô tả thực vật:

Cây Trắc bách diệp thuộc họ Trắc bách (hoặc Hoàng đàn) và là một loại cây thực vật hạt trần. Đây là một cây gỗ nhỏ, cao khoảng từ 2 đến 5 mét, tuy nhiên, cây có thể phát triển đến 6-8 mét khi điều kiện thuận lợi. Thân cây phân nhánh và mang nhiều lá.

Lá đơn kép, mọc đối tạo thành 4 hàng chèn lên nhau ôm sát vào thân cây, có hình vảy dài 2-4 mm. ở cành già có màu xanh bóng và màu nhạt hơn ở cành non

Hoa của cây là loại đơn tính. Các nhánh gần cuối thường có 1-2 nón cái ở các cành gốc và nhiều nón đực ở các cành ngọn. Lá bắc của hoa có 4 vảy dạng lá ở gốc mỗi nón.

Quả của cây được tạo thành từ 6-8 mảnh vảy dày, chúng xếp chồng lên nhau và tạo thành hình dáng nón. Quả ban đầu có màu xanh và khi chín, chúng sẽ chuyển sang màu nâu sẫm. Quả khi chín sẽ bung ra để lộ ra thấy hạt bên trong.

Hạt có hình trứng nhọn, màu vàng đến nâu đậm, không cạnh dài 3-8mm gọi là Bá tử nhân

1.2. Phân bố

Cây Trắc bách diệp có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được du nhập và trồng rộng rãi ở nhiều nước châu Á, được biến đổi thành cây cảnh. Cây Trắc bách diệp thường được sử dụng làm thuốc, đặc biệt là cây mọc hoang. Phạm vi phân bố của cây Trắc bách diệp khá rộng, trong đó có Trung Quốc, Liên Xô cũ (vùng Capcazơ).

Tại Việt Nam, cây Trắc bách diệp được trồng và phát triển khắp các vùng miền, và cây này được ưa chuộng trong việc làm cảnh do hình dáng đẹp của nó.

2. Bộ phận dùng- Thu hái, chế biên:

Các bộ phận làm thuốc bao gồm:

Cành lá: gọi Trắc bách diệp

Hạt: gọi là Bá tử nhân

*Thu hái – Sơ chế

- Lá thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 9 – 11.

Sau khi thu hái về phơi hay sấy khô để nơi khô thoáng để làm thuốc chữa bệnh trong thời gian dài.

- Hạt (Bá tử nhân) thường được thu hoạch vào mùa thu - đông.

Quả già đem về phơi khô, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài để lấy hạt rồi đem phơi thêm 1 lần nữa.

11697446887.jpeg

Hình ảnh Vị thuốc trắc bá diệp và Bá tử nhân

3. Thành phần hóa học:

- Lá và cành của cây Trắc bách diệp chứa các thành phần hóa học sau:

Tinh dầu và chất nhựa: Trong tinh dầu, bạn có thể tìm thấy các hợp chất như pinen và cariophylen, cùng với vitamin C. Thành phần chính của tinh dầu bao gồm fenchon và campho.

Các hợp chất flavon: Cây Trắc bách diệp cũng chứa các hợp chất flavon như quexetin, myrixetin, hinokiflavon, amentoílavon, cùng với các axit hữu cơ ở dạng estolide.

- Hạt của cây Trắc bách diệp chứa chất béo và khoảng 0,64% saponozit.

21697446887.jpeg

Cây trắc bách diệp có nhiều tác dụng: cầm máu, giúp an thần, nhuận táo…

4.Tác Dụng Dược Lý

* Theo y học cổ truyền:

Theo Đông y, trắc bách diệp có vị đắng, chát, hơi hàn, quy vào 3 kinh Phế, Can và Đại tràng.

Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh thấp nhiệt, sát trùng, làm đen râu tóc.

Trắc bách diệp thường được sử dụng trong việc chữa thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi, máu cam), khái huyết (ho ra máu), tiện huyết (đại tiện ra máu), hạ huyết, tóc rụng, và tóc bạc sớm do máu nóng.

Bá tử nhân, là hạt của cây Trắc bách diệp, có vị ngọt, tính bình, và ảnh hưởng đến ba kinh Tâm, Thận và Đại tràng. Bá tử nhân được sử dụng để dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện, giải ngủ, và giải quyết các vấn đề như da khô, tóc rụng, mồ hôi nhiều, và đại tiện táo bón.

*Theo nghiên cứu hiện đại:

Nghiên cứu đã ghi nhận rằng nước sắc từ cây Trắc bách diệp giúp rút ngắn thời gian chảy máu ở chuột nhắt và thỏ, cho thấy tác dụng cầm máu của nó.

Chiết xuất từ Trắc bách diệp có khả năng giúp giảm tiết đàm.

Cặn lắng nước sắc Trắc bách diệp dùng cồn có tác dụng giãn cơ trơn của khí quản ở chuột, giúp giảm triệu chứng hen.

Trong thực nghiệm trên động vật, chiết xuất từ cây Trắc bách diệp đã tăng cường tác dụng gây mê của Pentobarbital sodium.

Nước sắc Trắc bách diệp lắng cặn bằng cồn tiêm tĩnh mạch hoặc thụt dạ dày cho mèo có tác dụng hạ áp, làm giãn tĩnh mạch tai thỏ.

Trắc bách diệp có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn vàng, thương hàn, bạch hầu, trực khuẩn lao, liên cầu khuẩn B, virus cúm, và virus ban phỏng.

Nước sắc Trắc bách diệp dùng cồn có tác dụng giãn cơ trơn ruột ở chuột.

* Cách dùng và liều lượng

Trắc bách diệp có thể được dùng dưới dạng tươi, khô, sắc uống hoặc bột mịn, và liều dùng thường được điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh lý.

5. Độc tính

Thử nghiệm trên chuột đã tiêm nước sắc Trắc bách diệp, và các nhà nghiên cứu đã ghi nhận tình trạng độc tính cấp tính LD50 ở mức 15,2g/kg.

6.Những Bài thuốc có sử dụng trắc bách diệp

Dưới đây là các cách sử dụng và chế độ liều lượng cho cây trắc bách diệp trong các tình huống khác nhau:

1.Chữa trị đại tiện ra máu (viêm trực tràng chảy máu hoặc trĩ)

Chuẩn bị 30g lá trắc bách diệp sao đen, 30g hoa kinh giới sao đen, 30 hoa hòe sao đen, 20g chỉ xác bỏ ruột.

Tất cả nguyên liệu được sấy khô, tán nhỏ, và rây kỹ.

Người lớn mỗi lần dùng 8g, uống với nước đun sôi để nguội.

2. Chữa trị bệnh viêm bàng quang cấp tính

Dùng Trắc bách diệp, hạn liên thảo, nghiệt bì, củ kim cang, mộc thông mỗi vị 16g và hòe hoa. đỗ phụ, liên kiều, mỗi vị 12g.

Sắc kỹ và uống hết trong ngày, sau đó thay thang thuốc mới.

3. Cầm máu

Thành phần: 30-50g trắc bách diệp (cả cành và lá).

Đem nguyên liệu sao vàng, cho vào nồi ấm với 1 lít nước. Đun đến cạn còn một nửa, chia thành hai lần uống vào buổi sáng và buổi chiều.

4. Chữa chảy máu cam:

Lá trắc bách diệp, lá ngải diệp, lá sen mỗi vị 15g và địa hoàng và ngó sen mỗi vị 8g.

Đun cả vị thuốc sao vàng, sau đó sắc với 1 lít nước cho đến khi còn một nửa.

Chia 2 lần uống, vào buổi sáng và buổi tối liên tục trong 7 ngày.

5. Chữa trị ho ra máu

Bài 1:

Trắc bách diệp, ngải diệp mỗi vị 15g và can khương 6g.

Trắc bách diệp Sao cho cháy đen, tương tự can khương cũng đem sao vàng.

Sắc chung và lấy nước đặc uống hàng ngày trong vòng 5-7 ngày để trị dứt điểm chứng ho ra máu.

Bài 2:

Lá cây hồng trúc, lá trắc bách diệp, lá cây trai đỏ (thài lài tía)  rễ cây rẻ quạt mỗi vị 10g.

Sắc uống tương tự như bài trên.

6. Chữa trị bệnh trĩ đi ngoài ra máu

Trắc bách diệp, hòe mễ, chỉ xác, hoa kinh giới mỗi vị một lượng bằng nhau.

Dùng dướng khô.Tán nhỏ tất cả. uống 20g/ngày hãm với nước sôi và uống như thay trà.

Dùng trước khi ăn 30 phút.

7. Chữa trị tiểu ra máu, chảy máu cam, băng huyết do huyết nhiệt mạnh

Thành phần: Lá trắc bách diệp 8-12g.

Dược liệu đem sao với giấm, nghiền thành bột mịn, sau đó pha với nước ấm và uống. Uống 2-3 lần mỗi ngày.

8. Chữa trị bệnh rụng tóc do mắc bệnh viêm da tiết bã

Dùng 60g lá trắc bách diệp tươi, rượu trắng 40 độ.

Ngâm lá trắc bách diệp với rượu trong 7 ngày. Khi sử dụng, lấy rượu trên và thoa trực tiếp lên vùng da đầu bị bệnh để giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng rụng tóc.

9. Chữa trị viêm thận, viêm bể thận cấp tính

Thành phần: 63g trắc bách diệp, 125g rau đắng đất, 4g cam thảo kết hợp với 4 quả đại táo.

Sắc thuốc với 1,5 lít nước và lấy 500ml. Uống hết trong ngày.

10. Giúp chữa trị các bệnh lý về tim mạch

Lá trắc bách diệp khô 400g, xuyên quy 200g và mật ong nguyên chất.

Tán thành bột, trộn với mật ong. Dùng liên tục trong vài tháng để cải thiện sức khỏe tim mạch.

11. Dưỡng tâm, an thần, ổn định nhịp tim, chữa râu tóc bạc sớm, mát máu,

Chuẩn bị: Lá trắc bách diệp khô và đương quy với tỷ lệ 2:1.

Cách sử dụng: Nghiền thành bột và uống 50 viên mỗi lần với nước muối nhạt, ngày dùng 2 lần.

* Rượu trắc bách diệp: Giúp điều trị táo bón ở Người lớn tuổi và Bổ Huyết

Thành phần: Bá tử nhân, hà thủ ô, và nhục thung dung mỗi vị 60g, cùng với 2 lít rượu trắng loại trên 40 độ.

Cách sử dụng: Thái nhỏ hà thủ ô và nhục thung dung rồi cho vào bình cùng với bá tử nhân, đổ rượu vào ngâm từ 10 – 20 ngày. uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ.

12. Hỗ trợ tóc dày hơn và ngăn ngừa tóc rụng

Cây trắc bách diệp và hồ đào nhục mỗi vị 500g.

Tán thành bột và lấy 9g bột pha với nước ấm để uống. Tốt nhất nên dùng thuốc sau khi ăn khoảng 30 phút để dược chất hấp thu tốt.

13. Chữa trị chứng bệnh băng huyết, rong kinh ở phụ nữ

Thành phần: Lá trắc bách diệp 10g, ngải diệp 10g, trần bì 10g, buồng cau điếc 10g, bạc hà 10g.

Cách sử dụng: Sắc các loại thảo dược này cùng với 1 lít nước. Đun cho đến khi nước còn 1/2, sau đó tắt bếp. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần uống.

14. Chữa trị chảy máu chân răng

Thành phần: 12g lá cây trắc bách diệp, 12g thượng thảo, 12g a giao, 16g địa hoàng, 16g thiên môn, và 20g thạch cao.

Cách sử dụng: Sắc 1 thang và uống hàng ngày để kiểm soát chảy máu

15. Chống lão hóa, đẹp da

Thành phần: Hạt trắc bách diệp 30g và hoa cúc 30g.

Cách dùng: Sao khô và tán bột. Một lần 20g bột pha với nước nóng và 2 thìa mật ong để uống.

Sẽ giúp da trở nên hồng hào, giảm sạm nám và tàn nhang, cũng như làm chậm tiến trình lão hóa.

7. Những lưu ý khi dùng

Trắc bá diệp là một loại thảo dược vô cùng có ích, tuy nhiên, khi sử dụng nó cũng cần một số lưu ý quan trọng sau:

- Người có nhiều đờm, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày hoặc bị dị ứng với các thành phần hóa học của trắc bá diệp Không nên dùng

- Cẩn thận Bệnh nhân thể hàn trước khi dùng

- Dùng thuốc phải đúng liều lượng được đề xuất và kiên trì để mau thấy được hiệu quả tích cực.

Bài viết đã nói lên tính đa dạng của trắc bá diệp, không chỉ là một loại cây cảnh thú vị mà còn là một loại thảo dược quý giá. Lá và hạt của trắc bá diệp thực sự đáng quý, trong y học cổ truyền, chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc trị nhiều bệnh như chảy máu răng, băng huyết, rong kinh, hoặc chứng mất ngủ và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, do tính độc nên quá trình sử dụng cần phải được hướng dẫn bởi các chuyên gia y học để tránh những rủi ro tiềm tàng../.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Chàm da là bệnh da liễu phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, liên quan đến cơ địa và thời tiết. Đây là bệnh khó chữa, nếu không được điều trị đúng cách có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc chọn thuốc điều trị phù hợp là rất quan trọng.
6 cách giải độc gan đơn giản và hiệu quả

6 cách giải độc gan đơn giản và hiệu quả

Gan có chức năng chính là đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Việc làm sạch và giải độc gan là giúp gan khoẻ mạnh, tăng cường chức năng thải độc gan và tránh các bệnh lý về gan như rối loạn chức năng gan, suy gan, viêm gan, ung thư gan.
Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Cây Sa nhân tím, loại cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi, được biết đến với vị cay, tính ấm, có nhiều tác dụng hữu ích trong y học cổ truyền. Dược liệu này được sử dụng để hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, và kích thích quá trình tiêu hóa.
10 triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày bạn nên biết

10 triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày bạn nên biết

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bệnh không chỉ gây các triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đăng ký trực tuyến