Varogel là thuốc được chỉ định điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính, điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, điều trị các triệu chứng tăng tiết acid dạ dày như nóng rát, ợ chua, ợ hơi và hội chứng dạ dày kích thích.
Varogel là thuốc được chỉ định điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính, điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, điều trị các triệu chứng tăng tiết acid dạ dày như nóng rát, ợ chua, ợ hơi và hội chứng dạ dày kích thích.
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Varogel là thuốc kháng acid có chứa thành phần nhôm hydroxid, magnesi hydroxid và simethicon. Nhôm hydroxid và magnesi hydroxid tan trong acid dịch vị, giải phóng các anion có tác dụng trung hòa acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho acid dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày.
Thuốc Varogel làm giảm triệu chứng tăng acid dạ dày, giảm độ acid trong thực quản và làm ức chế tác dụng tiêu protid của men pepsin; tác dụng này rất quan trọng ở người bệnh loét dạ dày. Magnesi hydroxid còn có tác dụng nhuận tràng nên làm giảm tác dụng gây táo bón của nhôm hydroxid.
Simethicon là một chất khử khí không có hệ thống, nó làm thay đổi sức căng bề mặt của các bóng hơi trong hệ tiêu hóa. Các bong bóng khí được chia nhỏ hoặc kết hợp lại và khí này được loại bỏ dễ dàng qua sự ợ hơi hoặc trung tiện.
Varogel được sản xuất dưới dạng thuốc hỗn dịch uống với hàm lượng của các thành phần trong 1 gói 10ml bao gồm:
Varogel được chỉ định cho các trường hợp sau:
Cách dùng: Uống sau bữa ăn 30 phút – 2 giờ, dùng khi có triệu chứng hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ
Liều dùng:
Người lớn: Uống gói/lần x 2 - 4 lần/ngày.
Tóm lại, tuỳ vào diễn tiến bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu người bệnh quên một liều Varogel nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng của liều tiếp theo, chỉ cần uống liều tiếp theo vào đúng thời điểm như kế hoạch điều trị.
Nếu người bệnh dùng quá liều thuốc Varogel xuất hiện các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn, kích thích tiêu hóa, tiêu chảy/ táo bón.
Xử trí quá liều, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Đồng thời dùng than hoạt và rửa dạ dày để loại thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.
Chống chỉ định của thuốc Varogel
Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Varogel
Người bệnh suy thận nặng.
Người bệnh giảm phosphat máu.
Người bệnh tăng magnesi máu.
Trẻ em. Trẻ nhỏ bị suy thận hay trẻ nhỏ bị mất nước.
Thận trọng dùng Varogel cho những trường hợp sau:
Lưu ý nếu sử dụng thuốc Varogel sau 2 tuần, các triệu chứng không cải thiện thì phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Lưu ý không dùng quá 6 gói/ngày khi không có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý thận trọng ở người bệnh bị suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan, chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.
Lưu ý với người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn. Cần thận trọng về tương tác thuốc.
Lưu ý cần kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat trong quá trình điều trị bằng thuốc Varogel lâu dài.
Thời kỳ mang thai, với liều điều trị các thuốc antacid được coi là an toàn. Tuy nhiên, nếu người mẹ dùng lâu dài và liều cao, gây ra tác dụng phụ như tăng hoặc giảm magnesi máu, tăng phản xạ gân ở bào thai và trẻ sơ sinh.
Thời kỳ cho con bú, chưa tài liệu nào ghi nhận tác dụng phụ của thuốc, tuy thuốc có thải trừ qua sữa nhưng chưa đủ để gây tác dụng phụ cho trẻ em bú sữa mẹ.
Lưu ý Varogel hầu như không ảnh hưởng đến người đang lái tàu, lái xe hay vận hành máy móc. Có thể sử dụng thuốc Varogel cho các đối tượng này.
Thường gặp
Buồn nôn, nôn, táo bón, chát miệng, phân trắng, cứng bụng, phân rắn, bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ, giảm phosphat máu khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao, ngộ độc nhôm, nhuyễn xương ở người bệnh có hội chứng ure máu cao.
Tóm lai, trong khi sử dụng thuốc Varogel, người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc Varogel, cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
Tetracyclin, digoxin, indomethacin, phenothiazin, ranitidine, ketoconazol, itraconazol, muối sắt, isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin: Dùng đồng thời với Varogel, làm giảm hấp thu các thuốc này. Cần uống các thuốc trên này cách xa thuốc Varogel.
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nặng hơn. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ kê đơn biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp kê đơn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và đạt lợi ích trong điều trị.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM