Viêm kết mạc : Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng tránh

Thứ năm, 21/03/2024 | 09:38

Bệnh viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ, thường xuất hiện trong mùa xuân và hè và có khả năng lây lan thành dịch. Tuy nhiên, bệnh này có thể điều trị và ngăn ngừa được. Để phòng bệnh, cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.

viem-ket-mac
Viêm kết mạc mắc còn gọi là đau mắt đỏ

Bệnh viêm kết mạc mắt được gây ra bởi nguyên nhân nào?

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, kết mạc mắt bao gồm kết mạc nhãn cầu (màng mỏng trong suốt ở bề mặt lòng trắng) và kết mạc mi (lớp niêm mạc lót nằm bên trong mi trên và mi dưới). Khi lớp niêm mạc này bị viêm do các tác nhân gây ra, gọi là bệnh viêm kết mạc.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc mắt có thể bao gồm:

  • Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt là virus Adenovirus chiếm khoảng 80%. Bệnh thường dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của bệnh nhân.
  • Vi khuẩn: Bao gồm các loại vi khuẩn như Hemophilus influenza, tụ cầu,... bệnh lây qua tiếp xúc với dịch tiết hoặc khi vật nuôi dính dịch tiết chạm vào mắt. Có thể gây tổn thương nặng cho người bệnh nếu không được điều trị.
  • Dị ứng: Xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng, bệnh thường xuất hiện tái phát có thể theo mùa. Không lây lan và để điều trị triệt để, cần xác định tác nhân gây dị ứng.

Các triệu chứng khi bị viêm kết mạc mắt

Triệu chứng của bệnh thay đổi tuỳ theo tác nhân gây ra:

Triệu chứng viêm kết mạc do virus

  • Mắt đỏ.
  • Ngứa, chảy nước mắt, cảm giác đau nhức mắt.
  • Sưng mí mắt, có thể xuất hiện một lớp màng nhầy ở mắt.
  • Có thể đi kèm các triệu chứng như ho, hắt hơi, sốt, đau họng, và sưng nổi các nút bạch huyết.
  • Biến chứng: Cảm giác mắt chói lòa, giảm thị lực, thâm nhiễm mắt.
  • Có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt.

Triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn

11710989064.jpeg
Các triệu chứng khi bị viêm kết mạc mắt
  • Gỉ mắt (ghèn) màu xanh hoặc vàng dính ở hai mí mắt khi thức dậy.
  • Ngứa, chảy nước mắt.
  • Gỉ mắt màu xanh hoặc vàng dính ở hai mí mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Đỏ mắt.
  • Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, làm giảm thị lực không thể phục hồi.
  • Có thể ảnh hưởng một hoặc cả hai mắt.

Triệu chứng viêm kết mạc do dị ứng

  • Bệnh có thể tái phát hoặc xuất hiện theo mùa.
  • Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều.
  • Thường kèm theo viêm mũi dị ứng.
  • Bệnh có thể xảy ra ở cả hai bên mắt.

Điều trị bệnh viêm kết mạc mắt như thế nào?

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, cách điều trị viêm kết mạc phụ thuộc vào nguyên nhân:

Viêm kết mạc do virus:

  • Thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Điều trị triệu chứng bằng chườm mát và rửa mắt bằng nước sạch.
  • Tránh khô mắt bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo và kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn.

Viêm kết mạc do vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt để điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Viêm kết mạc do dị ứng:

  • Cần xác định và phòng tránh các tác nhân gây dị ứng.
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng và nước mắt nhân tạo để giảm triệu chứng khó chịu.

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm kết mạc mắt

  • Sử dụng khăn mặt và vật dụng cá nhân riêng tại nhà và nơi làm việc.
  • Không chạm mắt hoặc che miệng khi hắt hơi.
  • Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Sử dụng kính áp tròng cẩn thận, và khi gặp triệu chứng khó chịu ở mắt, cần thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ.
  • Đeo kính bảo vệ mắt làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc ra ngoài.
  • Bổ sung vitamin A, C, E để tăng cường sức đề kháng cho mắt.
  • Khi phát hiện dấu hiệu của viêm kết mạc, cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán, tư vấn và điều trị, đặc biệt nếu bệnh có nguy cơ lây lan hoặc để lại di chứng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: viêm kết mạc
SỰ KHÁC BIỆT THUẦN CHAY VỚI NGƯỜI ĂN CHAY

SỰ KHÁC BIỆT THUẦN CHAY VỚI NGƯỜI ĂN CHAY

Chế độ ăn thuần chay loại trừ tất cả các sản phẩm động vật, trong khi người ăn chay có thể tiêu thụ sữa và trứng. Bạn có tò mò về chế độ ăn thuần chay và ăn chay không?
Hợp hoan bì – Vị thuốc quý giúp hoạt huyết, tiêu sưng, an thần

Hợp hoan bì – Vị thuốc quý giúp hoạt huyết, tiêu sưng, an thần

Hợp hoan bì là vỏ cây Hợp hoan, thường dùng làm cảnh nhờ hoa đẹp. Trong y học cổ truyền, giúp an thần, hoạt huyết, trị mất ngủ, suy nhược, viêm phổi, gãy xương. Có thể sắc uống, tán bột hoặc ngâm rượu, hợp hoan bì được ứng dụng linh hoạt trong nhiều bài thuốc.
Vai trò của vitamin H trong hỗ trợ hấp thu sắt, kẽm, magie và các khoáng chất khác.

Vai trò của vitamin H trong hỗ trợ hấp thu sắt, kẽm, magie và các khoáng chất khác.

Vitamin H (biotin hay B7) là vitamin nhóm B quan trọng, dù cần rất ít nhưng đóng vai trò thiết yếu. Nó hỗ trợ chuyển hóa dinh dưỡng tạo năng lượng, cải thiện tóc, da, móng và giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định.
Công dụng của Sơn thù du đối với sức khoẻ

Công dụng của Sơn thù du đối với sức khoẻ

Sơn thù du là một vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc đông y có tác dụng bổ gan thận, chữa di tinh, phong thấp, tê thấp, đau lưng mỏi gối, tai ù, thận suy, tiểu nhiều lần, rối loạn kinh nguyệt,…
Đăng ký trực tuyến