Bệnh ký sinh trùng là bệnh có khả năng lây truyền cao nếu không được phát hiệu và điều trị triệt để
Bệnh ký sinh trùng là bệnh có khả năng lây truyền cao nếu không được phát hiệu và điều trị triệt để
Vậy nên việc xét nghiệm tìm ký sinh trùng rất quan trọng. Trong đó, xét nghiệm soi phân là phương pháp vừa đơn giản, hiệu quả và có giá thành rẻ nên thường được ưu tiên sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.
Ký sinh trùng là các sinh vật tồn tại bên trong cơ thể một sinh vật khác (được gọi là vật chủ) và không thể tồn tại và phát triển mà không có vật chủ. Với con người, các loài ký sinh trùng như giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, giun lươn, sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột, và đơn bào (Cyclospora) sống bên trong cơ thể, hấp thụ chất dinh dưỡng từ cơ thể để tồn tại, và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ký sinh trùng đường ruột
Việc xét nghiệm soi tươi phân để tìm ký sinh trùng là một phương pháp kiểm tra dùng để phát hiện trứng của các loài giun, sán và đơn bào trong mẫu phân của con người đang mắc bệnh.
Xét nghiệm soi phân tìm ký sinh trùng thường được tiến hành khi có các triệu chứng hoặc dấu hiệu nghi ngờ về việc mắc các bệnh liên quan đến ký sinh trùng. Dưới đây là một số trường hợp khi cần xét nghiệm soi phân tìm ký sinh trùng:
Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc tình huống nào như trên, người bệnh nên đến bác sĩ để được khám và tư vấn, trong đó bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm soi phân để tìm ký sinh trùng hoặc các xét nghiệm khác phù hợp để làm rõ tình trạng sức khỏe.
Dưới đây là quy trình thực hiện xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng:
Lấy bệnh phẩm: Để thực hiện xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, cần thu thập mẫu phân trong lọ bệnh phẩm sạch, có ghi rõ thông tin họ tên và tuổi bệnh nhân (khoảng 5g) và ngay lập tức chuyển đến phòng xét nghiệm. Ưu tiên lấy mẫu phân ở những vùng bất thường như nhầy, có máu, phân đen, có bọt,... để tăng khả năng phát hiện ký sinh trùng. Trong trường hợp không thể chuyển mẫu phân ngay về phòng xét nghiệm, cần bảo quản mẫu trong môi trường thích hợp và đảm bảo thời gian làm xét nghiệm.
Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất: Dung dịch NaCl 0.9% và lam kính sạch đã ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân
Dàn bệnh phẩm lên lam:
Kỹ thuật soi phân tập trung
Người thực hiện xét nghiệm sẽ ghi nhận số lượng và loại ký sinh trùng (nếu có) xuất hiện trong mẫu phân, cách đọc như sau:
Để phòng chống ký sinh trùng và đảm bảo sức khỏe tổng thể, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, lưu ý vệ sinh sạch sẽ các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, tay nắm cửa...
Uống nước sạch và an toàn: Hạn chế uống nước chưa được đun sôi hoặc lấy từ nguồn không đảm bảo vệ sinh. Nếu đi du lịch đến các vùng có nguy cơ mắc ký sinh trùng cao, hãy ưu tiên dùng nước đóng chai hoặc nước đã được đun sôi để uống.
Thực hiện vệ sinh thực phẩm: Trước khi ăn, luôn rửa sạch rau quả và thực phẩm trước khi sử dụng. Tránh ăn các thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ.
Kiểm soát dịch vật nuôi: Đảm bảo vệ sinh cho các vật nuôi như chó, mèo, gia súc, gia cầm. Thường xuyên tiêm phòng và sử dụng thuốc chống ký sinh trùng định kỳ.
Nấu chín thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm được nấu chín đầy đủ để tiêu diệt ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn nhiễm ký sinh trùng: Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt hoặc các món ăn chưa chế biến từ động vật hoang dã chưa được kiểm tra an toàn.
Thực hiện xét nghiệm định kỳ: Đối với những người sống ở những vùng có nguy cơ cao, nên thực hiện các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nhớ rằng, việc phòng chống ký sinh trùng không chỉ bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng xung quanh.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur