Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm rối loạn mỡ máu

Thứ năm, 09/02/2023 | 09:39

Rối loạn mỡ máu là tiền đề gây ra xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm do xơ vữa. Bệnh lý này đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay.

Vậy các bạn có bao giờ tò mò: ý nghĩa của 4 chỉ số xét nghiệm rối loạn mỡ máu là gì không?

01675911285.jpeg

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là bệnh lý gì?

Mỡ máu hay lipid máu là khái niệm chỉ các thành phần chất béo lưu thông trong dòng máu của chúng ta. Trên thực tế, trong máu không chỉ tồn tại duy nhất một loại mỡ mà bao gồm triglycerid, phospholipid và nhiều loại lipoprotein khác (HDL, IDL, LDL…). Về cơ bản, rối loạn mỡ máu là tình trạng mất cân bằng của các thành phần này. Cụ thể hơn thì những thành phần “xấu” và gây xơ vữa động mạch tăng cao bất thường và/hoặc những thành phần “tốt” làm giảm xơ vữa động mạch giảm thấp bất thường.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Rối loạn mỡ máu là khi có một hoặc nhiều các rối loạn kể sau:

  • Lượng Cholesterol toàn phần tăng cao trên 6,2 mmol/L
  • Lượng Tryglycerid máu tăng cao trên 4,5 mmol/L
  • Lượng LDL - cholesterol máu tăng trên 3,4 mmol/L
  • Lượng HDL - cholesterol máu giảm dưới 0,9 mmol/L

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Rối loạn mỡ máu là bệnh lý gây ra do hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:

Nguyên nhân rối loạn mỡ máu nguyên phát là sự giảm hoạt tính LDL Receptor gây ra do yếu tố di truyền. Khi LDL Receptor giảm hoạt tính sẽ làm giảm lipoprotein lipase dẫn tới giảm sự phân hủy chất béo trung tính trong lipoprotein, suy giảm sự hấp thu mảnh vỡ của VLDL - cholesterol cũng như chylomicron.

Nguyên nhân rối loạn mỡ máu thứ phát thường liên quan tới chế độ ăn uống thừa chất và chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Một số trường hợp, rối loạn mỡ máu xảy ra do tác dụng phụ của thuốc hoặc biến chứng của các bệnh lý khác. Đặc biệt, sau độ tuổi 30, chức năng chuyển hóa của cơ thể bắt đầu xuống dốc và tình trạng rối loạn mỡ máu càng dễ dàng xảy ra hơn.

Những ai dễ mắc phải rối loạn mỡ máu

  • Những người có độ tuổi 30 trở lên
  • Bệnh nhân hội chứng chuyển hóa, bệnh nhân thừa cân, béo phì hay hội chứng thận hư,…
  • Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột và chất béo, ít chất đạm.
  • Tiền sử sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
  • Nhóm người ít hoạt động cơ bắp
  • Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh

Ý nghĩa 4 chỉ số trong xét nghiệm rối loạn mỡ máu

Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm, xét nghiệm mỡ máu gồm 4 chỉ số chính:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL-cholesterol (LDL-c)
  • HDL- cholesterol (HDL-c)
  • Triglyceride.
11675911285.jpeg

LDL-cholesterol

Cholesterol và Triglyceride bản chất chính là chất béo được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp. Bởi lẽ máu là hỗn hợp của huyết cầu và huyết tương, với huyết tương là một dung dịch của nước. Rõ ràng chất béo đơn độc không tan trong nước vì thế để vận chuyển được 2 chất này, chúng cần được kết hợp với protein để tạo ra phân tử vận chuyển lipoprotein. Hai loại lipoprotein chính thường được quan tâm là: HDL - cholesterol (HDL-c) và LDL - cholesterol (LDL-c).

LDL – cholesterol là cholesterol xấu. LDL là viết tắt của Low density lipoprotein, nghĩa là lipoprotein tỉ trọng thấp. LDL chứa rất nhiều chất béo và ít protein. Trong quá trình vận chuyển, LDL-c sẽ đưa cholesterol đi trong máu và một phần nhỏ cholesterol sẽ thoát ra và đọng lại ở thành mạch máu, nhất là những đoạn thành mạch có tổn thương lớp nội mô, gây hại cho cơ thể. Quá trình này chính là cơ chế hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Ngược lại, HDL – cholesterol là cholesterol tốt. HDL là viết tắt của High density lipoprotein, nghĩa là lipoprotein tỉ trọng cao. HDL chứa ít chất béo và tỉ lệ protein cao hơn so với LDL. Vì thế, khi HDL-c di chuyển trong lòng mạch, chúng lấy bớt cholesterol dư thừa từ mảng xơ vữa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì chúng giúp đưa cholesterol dư thừa về gan để xử lý cũng như hạn chế sự tiến triển của bệnh lý xơ vữa động mạch.

Như vậy, có thể nhận định là trong 4 chỉ số xét nghiệm mỡ máu có 3 chỉ số dư thừa sẽ gây hại (Cholesterol toàn phần, LDL-c và triglycerid) cùng với 1 chỉ số khi thiếu sẽ gây hại (HDL-c).

Để kết luận một bệnh nhân có bị rối loạn mỡ máu hay không, cần làm đầy đủ 4 chỉ số kể trên. Bất cứ sự bất thường nào xảy ra đều là bệnh lý rối loạn mỡ máu.

Khi nào cần đi xét nghiệm mỡ máu?

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Trên lâm sàng, rối loạn mỡ máu thường hiếm khi biểu hiện ra triệu chứng, trừ triệu chứng u vàng da và u vàng gân gặp trong rối loạn mỡ máu gia đình ở châu Âu. Đa số rối loạn mỡ máu chỉ biểu hiện khi đã gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Vì thế, lời khuyên đưa ra là người trưởng thành nên xét nghiệm mỡ máu ít nhất 5 năm một lần. Ngoài ra, nhóm đối tượng nguy cơ cao đã đề cập trong bài viết thì nên xét nghiệm mỡ máu định kỳ hàng năm.

Trên đây là những chia sẻ về ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu. Hi vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B cấp là giai đoạn khởi phát của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, mọi người cần chú ý và trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng.
ĐH Kinh tế Quốc dân giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lần thứ 5 liên tiếp

ĐH Kinh tế Quốc dân giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lần thứ 5 liên tiếp

Trong khoảng thời gian 5 năm, chỉ tiêu tuyển sinh thông qua phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảm từ 70% xuống còn 15%.
Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Thường thì vết bầm tím hình thành do sự tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân gì thì có thể đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe đáng báo động.
Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị hiệu quả, nhiễm HP có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thời gian điều trị vi khuẩn HP và cách phòng ngừa tái phát bệnh.
Đăng ký trực tuyến