Ý nghĩa của xét nghiệm nồng độ Creatinin trong chẩn đoán bệnh suy thận

Thứ tư, 08/02/2023 | 15:18

Creatinin được biết đến là sản phẩm của quá trình thoái hóa creatin trong các cơ, chúng được đào thải qua thận và là chỉ số giúp phản ánh chính xác chức năng thận.

Creatin đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc cung cấp nguồn năng lượng cho các cơ hoạt động, khi creatin bị thoái hóa trong các cơ sẽ tạo ra creatinin và được lọc qua cầu thận. Trong trường hợp chúng không được tái hấp thu ở ống thận thì sẽ giúp đánh giá được chính xác chức năng lọc của thận.

01675844812.jpeg

Xét nghiệm Creatinin giúp đáng giá chức năng thận

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nếu nồng độ creatinine tăng cao đó là dấu hiện thận bị rối loạn chức năng. Trong trường hợp chức năng thận bị suy giảm chức năng thì khả năng lọc creatinine cũng bị giảm sút dẫn đến nồng độ creatinine trong máu sẽ tăng cao hơn mức bình thường.

1. Creatinin là chất gì? Và nồng độ creatinine là gì?

Như đã nói ở trên, creatinin là một sản phẩm của phản ứng phân hủy creatin. Creatinin trong cơ thể đến từ 2 nguồn gốc chính là nội sinh và ngoại sinh:

  • Nguồn gốc ngoại sinh: được cung cấp qua mỗi bữa ăn hàng ngày.
  • Nguồn gốc nội sinh: gan là cơ quan chính tổng hợp nên creatinin từ arginine và methionine.

Một lượng lớn creatinin được duy trì mức ổn định trong các cơ vân. Tại các cơ, enzyme có tên là creatin - phospho kinase (CPK) xúc tác phản ứng như sau:

Creatin - phosphate + ADP <----->  Creatinin + ATP (cung cấp năng lượng cho cơ thể).

Creatinin được đưa vào tuần hoàn máu, sau đó được thải trừ qua thận. Tại thận, creatinin được lọc qua cầu thận và không được tái hấp thu tại ống thận. Vì vậy, giá trị của creatinine có thể phản ánh chính xác được chức năng của thận. Xét nghiệm creatinin có thể được coi là tiêu chuẩn vàng dùng để đánh giá chức năng thận. Chỉ trong trường hợp có những rối loạn liên quan đến thận hoặc các bệnh lý về thận thì nồng độ creatinin mới thay đổi, còn thông thường nếu nồng độ creatinin không đổi thì có khả năng chức năng bài tiết của thận vẫn ổn định

Chức năng của thận được phản ánh chính xác hơn thông qua đo độ lọc cầu thận ước tính (GFR), chỉ số này được ước đoán dựa vào nồng độ creatinine trong máu. BUN cũng như nồng độ ure trong máu là một chỉ số khác dùng để đánh giá chức năng thận. Bên cạnh đó, mối tương quan giữa chỉ số ure và creatinine sẽ phản ánh chính xác hơn về chức năng của thận cũng như nguyên nhân gây rối loạn nếu có.

2. Giá trị bình thường của xét nghiệm nồng độ creatinin

Đối với người trưởng thành, giới hạn bình thường của creatinine là:

  • Ở nam: từ 0.6 - 1.2 mg/dl (53- 106 mmol/l).
  • Ở nữ: từ 0.5 - 1.1 mg/dl (44- 97 mmol/l).

Đối với trẻ sơ sinh, giá trị bình thường của creatinine là từ 26 - 106 µmol/l.           

Một vào yếu tố làm thay đổi kết quả xét nghiệm là:

  • Tán huyết
  • Sau bữa ăn có một lượng lớn protein
  • Thời gian lấy mẫu: creatinin cao nhất vào cuối buổi chiều, thấp nhất lúc 7 giờ sáng.

Khi nồng độ creatinin tăng cao so với bình thường thì có nguy cơ bị suy thận. Khi ấy, nồng độ creatinine dùng để phân loại mức độ suy thận như sau:

11675844812.jpeg

Bảng phân loại mức độ suy thận

Khi bệnh nhân suy thận từ mức độ IIIa trở lên bắt buộc phải điều trị thay thế bằng việc chạy thận nhân tạo cả đời, đồng thời khi đó chất lượng cuộc sống cũng giảm đi nhiều.

3. Khi nồng độ creatinine cao thì có những biểu hiện gì?

Biểu hiện triệu chứng thường đa dạng nhưng ít khi biểu hiện ở giai đoạn sớm và thường không tương xứng với sự tăng nồng độ của creatinine. Người bị bệnh thận chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên, xét nghiệm nồng độ creatinine máu cao mà chưa có biểu hiện triệu chứng.

Một số người sẽ có biểu hiện như là: mệt mỏi, thiếu máu, phù, khó thở, tăng huyết áp, đái ít và có một số triệu chứng không đặc hiệu khác chẳng hạn như buồn nôn, nôn, da khô (điều này có nghĩa bệnh nhân đã suy thận rất nặng và thường là suy thận giai đoạn cuối)

4. Nguyên nhân gây nồng độ creatinine tăng cao (suy thận)

Suy thận trước thận do: suy tim mất bù, mất nước, hẹp động mạch thận, xuất huyết.

Suy thận tại thận do: tổn thương cầu thận (viêm cầu thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận lupus hệ thống), tổn thương ống thận (viêm thận, viêm bể thận, sỏi thận, đau tủy xương, tăng acid uric, nhiễm độc thận).

Suy thận sau thận do: sỏi thận, u bàng quang, u tử cung, ung thư tiền liệt tuyến.

5. Nồng độ creatinine giảm thấp khi nào?

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Người cao tuổi thường có mức creatinine trong máu thấp. Ở trẻ sơ sinh, nồng độ creatinine rơi vào khoảng 0.2 mg/dl trở lên, tùy thuộc vào sự phát triển cơ bắp của trẻ.

Với những trường hợp suy dinh dưỡng nặng, sụt cân nghiêm trọng hay các bệnh mạn tính kéo dài mà khối lượng cơ giảm dần theo thời gian thì nồng độ creatinine cũng giảm sút.

Vì tất cả những lý do trên, xét nghiệm creatinine được sử dụng để đánh giá chức năng thận, giúp chúng ta có cơ hội phát hiện, tầm soát bệnh lý suy thận ngay từ giai đoạn sớm, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp. Bệnh suy thận nếu không được phát hiện kịp thời, theo thời gian sẽ tiến triển nặng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải điều trị bằng việc chạy thận nhân tạo.

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến