10 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư thực quản

Thứ tư, 25/09/2024 | 10:25

Triệu chứng của ung thư thực quản thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tiêu hóa và diễn biến âm thầm, dẫn đến việc nhiều người không nhận ra. Dưới đây là 10 dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản mà bạn không nên bỏ qua.

01727234976.jpeg
Các triệu chứng ung thư thực quản thường bị nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa khiến nhiều người chủ quan

Tìm hiểu về ung thư thực quản

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thực quản là ống dài 25cm, rộng 2,5cm, nằm sau khí quản và trước cột sống, có nhiệm vụ đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày và tiết chất nhầy để hỗ trợ quá trình này.

Ung thư thực quản là khối u ác tính từ tế bào biểu mô, gồm hai loại: ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến. Ung thư biểu mô vảy xuất phát từ tế bào biểu bì ở phần trên và giữa thực quản, còn ung thư biểu mô tuyến phát triển ở phần dưới của thực quản.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản

Nguyên nhân ung thư thực quản chưa xác định rõ, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ:

  • Độ tuổi từ 50 - 60 trở lên.
  • Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ.
  • Tiền sử ung thư vùng đầu và cổ.
  • Trào ngược dạ dày, ợ nóng, nôn mửa.
  • Chế độ ăn không lành mạnh, nhiều thực phẩm cay, dầu mỡ.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Thừa cân và ít vận động.

10 dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản

Ung thư thực quản thường thiếu các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, dẫn đến việc phát hiện muộn khi bệnh đã tiến triển nặng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí điều trị mà còn giảm hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo sớm mà bạn nên chú ý:

Nuốt nghẹn, nuốt khó: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, xuất hiện ở 95% người bệnh. Ban đầu, việc nuốt các loại thức ăn đặc như cơm, thịt, cá trở nên khó khăn. Khi bệnh phát triển, khối u lớn lên và làm hẹp lòng thực quản, người bệnh có thể gặp khó khăn đến mức không thể uống nước hoặc sữa.

Tăng tiết nước bọt: Việc tăng tiết nước bọt xảy ra do thực quản hẹp, khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt và thức ăn dễ bị mắc lại trong thực quản. Nước bọt không di chuyển xuống dạ dày, dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu, ợ hơi và sặc khi ăn uống.

Đau tức vùng ngực sau xương ức: Cảm giác đau nhức xuất hiện rõ ràng khi nuốt, ngay cả khi uống nước. Cơn đau bắt đầu từ ngực, sau xương ức, và ở giai đoạn muộn, cơn đau có thể lan ra toàn bộ ngực, lưng và vùng thượng vị.

Nôn ói: Nếu nôn ói xảy ra trong hoặc sau khi ăn, và chất nôn là thức ăn không chứa dịch vị, rất có thể đó là do ung thư thực quản. Thức ăn bị nghẹn trong thực quản và không kịp di chuyển xuống dạ dày, do đó không có dịch vị axit đi kèm.

11727234976.jpeg
Những triệu chứng cảnh báo ung thư thực quản cần được chú ý

Khó tiêu, ợ hơi, ợ chua: Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, triệu chứng ợ chua, ợ hơi, khó tiêu thường đi kèm với cảm giác nuốt nghẹn và đau tức. Tình trạng này trở nên nặng nề hơn sau bữa ăn và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh dạ dày thông thường.

Khàn tiếng: Khi ung thư thực quản đã bước vào giai đoạn muộn, khối u phát triển xâm lấn dây thần kinh quặt ngược thanh quản, làm giọng nói của người bệnh trở nên trầm và khàn hơn. Giọng nói vẫn không cải thiện sau khi uống thuốc.

Ho kéo dài, ho ra máu: Do thức ăn, nước bọt và dịch nhầy tích tụ lại trong thực quản, dẫn đến viêm nhiễm và gây ra tình trạng ho kéo dài, đôi khi ho ra máu. Triệu chứng này có thể dễ dàng nhầm lẫn với ung thư phổi hoặc các bệnh lý liên quan đến phổi khác.

Đi ngoài phân đen: Khối u ở thực quản có thể dẫn đến xuất huyết, làm cho máu đi qua hệ tiêu hóa và được bài tiết ra ngoài, khiến phân chuyển sang màu đen.

Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức do xuất huyết bên trong dẫn đến thiếu máu. Dù nghỉ ngơi, cảm giác mệt mỏi vẫn không thuyên giảm.

Sụt cân: Do gặp khó khăn trong việc ăn uống, người bệnh không thể ăn đủ, dẫn đến tình trạng sụt cân nhanh chóng. Đây là triệu chứng phổ biến của hầu hết các loại ung thư, bao gồm ung thư thực quản.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi, chụp CT hoặc xét nghiệm khác để xác định ung thư. Phát hiện sớm giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng. Để phòng ngừa, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh rượu, thuốc lá và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến