Thuốc giảm đau thần kinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ đau, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp. Dưới đây là thông tin về 5 nhóm thuốc giảm đau thần kinh phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Thuốc giảm đau thần kinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ đau, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp. Dưới đây là thông tin về 5 nhóm thuốc giảm đau thần kinh phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, đau thần kinh thường là hậu quả của các bệnh lý thần kinh mạn tính, nhưng cũng có thể do chấn thương hoặc nhiễm trùng gây ra. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, gây khó chịu đáng kể cho người bệnh.
Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm tập vật lý trị liệu, chườm nóng hoặc lạnh, thực hiện bài tập kéo giãn, sử dụng thuốc giảm đau, hoặc can thiệp phẫu thuật.
Đặc biệt, thuốc giảm đau thần kinh khác biệt hoàn toàn so với các loại thuốc giảm đau thông thường, vốn hầu như không hiệu quả đối với cơn đau này. Thay vào đó, bác sĩ thường kê các loại thuốc chuyên biệt như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, hoặc thuốc giảm đau tại chỗ, tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.
Thuốc chống trầm cảm
Bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm để giảm đau thần kinh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Các loại thường dùng gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) và thuốc ức chế tái hấp thụ SNRI. Một số thuốc ức chế tái hấp thụ SSRI cũng được nghiên cứu về khả năng giảm đau, nhưng cần thêm bằng chứng để xác nhận.
Thuốc chống co giật
Ngoài kiểm soát động kinh, thuốc chống co giật như Gabapentin Oids, Gabapentin, Topiramate,... còn giúp giảm đau thần kinh, đặc biệt với đau dây thần kinh. Dù cơ chế chưa rõ ràng, các nghiên cứu cho rằng chúng làm gián đoạn tín hiệu đau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn ngủ, nôn mửa, và không phù hợp với phụ nữ mang thai vì nguy cơ dị tật thai nhi.
Thuốc giảm đau tại chỗ
Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thuốc bôi hoặc miếng dán giảm đau tại chỗ thường hiệu quả với cơn đau khu trú, chưa lan rộng. Tuy nhiên, cần tránh dùng trên vùng da bị tổn thương và lưu ý vệ sinh tay khi sử dụng. Thuốc này có thể gây kích ứng da tại chỗ.
Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Dùng cho đau thần kinh nghiêm trọng, nhóm Opioid có tác dụng mạnh tương đương thuốc chống trầm cảm và chống co giật. Tuy nhiên, do nguy cơ gây nghiện và tác dụng phụ lên hệ thần kinh, đường ruột, thuốc này chỉ được dùng khi không còn lựa chọn khác.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc NSAID, có dạng kem, gel, hoặc miếng dán, giúp giảm đau, chống viêm, hạ sốt và thường không cần kê đơn. Tuy nhiên, chúng chỉ giảm đau tạm thời và không giải quyết nguyên nhân cơn đau, đồng thời có thể gây tác dụng phụ nếu lạm dụng.
Thuốc giảm đau thần kinh hiện nay rất đa dạng, nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng mà chưa thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Mặc dù có tác dụng giảm đau, hầu hết các loại thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ không mong muốn.
Để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn và chỉ định thuốc phù hợp. Khi sử dụng, cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều.
Nếu trong quá trình dùng thuốc xuất hiện tác dụng phụ hoặc không thấy cải thiện, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.
Thông tin về các loại thuốc giảm đau thần kinh được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua và sử dụng nếu chưa thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu đang gặp cơn đau thần kinh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị đúng cách.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur