Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Thứ ba, 21/01/2025 | 09:01

Thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về tiêu hoá. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ có thực sự tốt không? Nên sử dụng khi nào và lưu ý gì khi dùng?

thuoc-ho-tro-tieu-hoa-cho-tre
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ là sự lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh

Nên dử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ khi nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, thuốc hỗ trợ tiêu hoá hay men tiêu hoá là sản phẩm chứa enzym được tiết ra từ các tuyến trong cơ thể, giúp cải thiện quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.

Tác dụng của thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ: Thuốc hỗ trợ tiêu hoá có nhiều công dụng khác nhau tùy thuộc vào thành phần và tình trạng sức khỏe của trẻ. Các tác dụng thường gặp bao gồm:

  • Cải thiện tiêu hoá: Thuốc hỗ trợ tiêu hoá chứa enzym như amylase, lipase và protease, giúp phân giải chất béo, tinh bột và protein thành dạng dễ hấp thụ hơn.
  • Giảm đầy hơi đường ruột: Một số thuốc chứa enzym có thể giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng và nôn trớ do tiêu hoá kém.
  • Giảm táo bón: Thuốc có thể chứa thành phần giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
  • Hỗ trợ trong suy dinh dưỡng: Với trẻ suy dinh dưỡng, thuốc hỗ trợ tiêu hoá giúp cải thiện hấp thụ dinh dưỡng, kích thích cảm giác thèm ăn và cải thiện cân nặng.

Ngoài ra, thuốc còn giúp tăng cường sức đề kháng, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm triệu chứng hội chứng kích thích ruột, v.v.

Khi nào nên dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ? Thuốc hỗ trợ tiêu hoá là thuốc kê đơn, không phải thực phẩm chức năng, và chỉ nên dùng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, phân sống.
  • Đau bụng, đau hông hoặc cảm giác khó chịu sau khi ăn.
  • Khó tiêu, đầy bụng sau ăn.
  • Suy dinh dưỡng hoặc triệu chứng hấp thụ dưỡng chất kém.
  • Phản ứng dị ứng với thức ăn gây khó chịu trong tiêu hoá.
  • Đau bụng trên, ợ nóng, nôn mửa.
  • Trẻ mới ốm dậy, biếng ăn, còi cọc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

11737425915.jpeg
Những lưu ý khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, lạm dụng men tiêu hoá có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như nổi mề đay, phát ban, tăng tiết acid dạ dày dẫn đến viêm loét, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, v.v. Vì vậy, khi sử dụng thuốc cho trẻ, các bậc phụ huynh cần thận trọng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ:

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để thăm khám và nhận lời khuyên về việc sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hoá.
  • Đọc kỹ nhãn sản phẩm: Cẩn thận với thông tin trên nhãn thuốc và tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng. Một số thuốc cần uống trước hoặc sau bữa ăn, trong khi những loại khác có thể uống bất kỳ lúc nào.
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng: Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, kéo dài thời gian sử dụng hoặc ngưng đột ngột thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Cẩn thận theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu trẻ gặp phản ứng không mong muốn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
  • Thông báo các loại thuốc đang sử dụng: Nếu trẻ đang dùng thuốc khác, thông báo cho bác sĩ để tránh tương tác không mong muốn giữa các loại thuốc.
  • Theo dõi tình trạng sức khoẻ: Quan sát sự thay đổi tình trạng tiêu hoá và sức khoẻ tổng thể của trẻ sau khi sử dụng thuốc. Nếu không có cải thiện hoặc có dấu hiệu bất thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Lưu ý với trẻ dưới 6 tháng tuổi và những trường hợp đặc biệt: Trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thành phần thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thảo luận với bác sĩ về các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng: Những người có bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim, gan, thận, tiểu đường hoặc viêm dạ dày - tá tràng, viêm tuỵ nên thảo luận với bác sĩ trước khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá.

Hiện nay, thuốc hỗ trợ tiêu hoá có thể mua ở bất kỳ nhà thuốc nào, nhưng nên chọn các nhà thuốc lớn và uy tín để đảm bảo an toàn. Khi mua thuốc, hãy kiểm tra các yếu tố như nhà sản xuất, thành phần, và hạn sử dụng của sản phẩm.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến