Cách sử dụng thuốc nhét hậu môn hạ sốt cho trẻ

Thứ bảy, 28/12/2024 | 09:11

Nhiều phụ huynh tin tưởng dùng thuốc nhét hậu môn hạ sốt cho trẻ vì giúp hạ sốt hiệu quả mà không ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên, loại thuốc này cần sử dụng cẩn thận và không nên tùy tiện.

01735352446.jpeg
Thuốc nhét hậu môn hạ sốt cho trẻ giúp hạ sốt hiệu quả

Cách thuốc nhét hậu môn cho trẻ hoạt động

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sốt là hiện tượng phổ biến ở trẻ, là phản ứng của cơ thể để chống lại nhiễm trùng và kích hoạt hệ miễn dịch, khiến thân nhiệt tăng cao. Thông thường, khi nhiệt độ trên 38,5 độ C, trẻ mới được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, nhưng với trẻ có tiền sử co giật, mức nhiệt để dùng thuốc có thể thấp hơn.

Thuốc hạ sốt giúp giảm nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa sốt cao kéo dài và các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với trẻ từng co giật. Các dạng thuốc hạ sốt bao gồm viên nén, bột, siro, miếng dán và thuốc nhét hậu môn. Thuốc nhét hậu môn có hình dạng giống viên đạn, được nhét vào trực tràng, nơi nhiệt độ cơ thể giúp thuốc tan và phát huy tác dụng.

Thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn rất hữu ích trong các trường hợp trẻ không chịu uống thuốc, nôn khi ăn uống hoặc sốt li bì, bỏ bú. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tiêu chảy, loại thuốc này không nên dùng vì thuốc sẽ bị tống ra ngoài trước khi kịp phát huy tác dụng. Việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Phân loại thuốc nhét hậu môn cho trẻ và liều dùng

Hiện nay, Bộ Y tế quy định ba loại thuốc có thể dùng để hạ sốt cho trẻ, gồm Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen. Tuy nhiên, thuốc nhét hậu môn hạ sốt cho trẻ chủ yếu chứa Paracetamol, vì đây là thành phần ít gây tác dụng phụ và an toàn hơn. Dù vậy, cần cẩn trọng khi sử dụng, vì thuốc vẫn có thể gây phản ứng không mong muốn.

Liều dùng của thuốc phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng sức khỏe của trẻ, cụ thể:

  • Loại 80mg: Dành cho trẻ có trọng lượng từ 4 - 6 kg.
  • Loại 150mg: Dành cho trẻ có trọng lượng từ 7 - 12 kg.
  • Loại 250mg: Dành cho trẻ có trọng lượng từ 13 - 24 kg.

Thuốc có tác dụng sau khoảng 15 đến 30 phút sau khi đặt vào hậu môn.

11735352446.jpeg
Cách sử dụng thuốc nhét hậu môn hạ sốt cho trẻ

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, cách sử dụng thuốc như sau:

  • Vệ sinh vùng hậu môn của trẻ sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn vào.
  • Rửa tay sạch, tốt nhất nên đeo găng tay y tế.
  • Đặt trẻ trong tư thế dốc mông để việc đặt thuốc dễ dàng hơn.
  • Lấy viên thuốc, dùng tay kéo hai mông của trẻ sang hai bên để lộ vùng hậu môn, rồi đưa viên thuốc vào với phần đầu thuôn nhọn vào trước.
  • Sau khi thuốc vào hoàn toàn, nhẹ nhàng ép hai mông trẻ lại trong 2-3 phút để giữ thuốc ổn định.
  • Sau khi thực hiện xong, rửa tay thật kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn.

Điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc nhét hậu môn cho trẻ

Việc sử dụng thuốc nhét hậu môn cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

  • Thuốc cần được bảo quản trong tủ lạnh, với nhiệt độ lý tưởng từ 2 đến 8 độ C. Điều này là vì thuốc có dạng mềm, dễ tan và nếu để ngoài môi trường nóng, chất lượng thuốc có thể bị ảnh hưởng hoặc bị biến dạng.
  • Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn: Sốt trên 38,5 độ C đối với trẻ chưa từng bị co giật, không kết hợp đường nhét hậu môn và đường uống, không đặt 2 viên cùng lúc để tránh quá liều, và khoảng cách giữa các lần nhét thuốc phải theo quy định, thường là ít nhất 4 tiếng đối với trẻ có sức khỏe bình thường.
  • Việc đặt thuốc cần phải nhẹ nhàng và đảm bảo vệ sinh.
  • Không sử dụng thuốc đối với trẻ đang gặp phải các vấn đề như: tổn thương, chảy máu, polyp, nứt kẽ, nhiễm trùng hậu môn, trực tràng, suy gan nặng, táo bón, tiêu chảy, hoặc trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc.

Cha mẹ nên làm gì khi con bị sốt?

Mặc dù sốt là hiện tượng thường gặp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc gây biến chứng. Vì vậy, khi trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ C, cha mẹ có thể cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bù điện giải, đắp khăn hoặc lau người bằng nước ấm.

Nếu nhiệt độ vượt quá 38,5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nếu sau khi dùng thuốc mà trẻ vẫn sốt, kèm theo triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, lờ đờ, nôn nhiều, mắt trũng, nôn hoặc đại tiện có máu, nổi ban, hoặc trẻ đang mắc bệnh nền, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Hiện nay, các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa trên thị trường rất đa dạng, được thiết kế phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng thường gặp liên quan đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy đau tức vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Vậy làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng khó tiêu một cách hiệu quả?
Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về tiêu hoá. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ có thực sự tốt không? Nên sử dụng khi nào và lưu ý gì khi dùng?
Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Đăng ký trực tuyến