Bệnh giời leo : Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Thứ sáu, 15/03/2024 | 09:29

Bệnh giời leo - một bệnh ngoài da phổ biến thường gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Đáng chú ý, bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi.

01710470047.jpeg
Bệnh giời leo là một bệnh ngoài da phổ biến

Tìm hiểu về bệnh giời leo

Theo chia sẻ từ Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, bệnh giời leo, hay còn gọi là dị ứng viêm da do axit photpho hữu cơ gây ra, thường phát triển khi tiếp xúc với chất độc từ loại côn trùng như con giời hoặc bọ giời. Triệu chứng của bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như đùi, tai, sườn, mắt, cổ, vai, lưng. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm tổn thương ngoằn ngoèo, mụn nước nhỏ, đau rát và nhức nhối. Bệnh thường trở nên nặng hơn vào thời điểm giao mùa, thời tiết mưa và khi môi trường ẩm ướt. Những người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ mắc phải bệnh giời leo. Đặc điểm đáng chú ý của bệnh này là khả năng lây lan sang các vùng da khác và người khác thông qua tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, bệnh giời leo có thể được điều trị hoàn toàn trong khoảng 5-7 ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh giời leo là gì?

Bệnh giời leo xuất phát từ loại côn trùng như bọ giời hoặc con giời leo, chúng mang trong mình độc tố, và khi chết, các độc tế bên trong sẽ được phóng thích ra ngoài, gây kích ứng và cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc với da.

Con bọ giời hay con giời leo là loại côn trùng dài, có nhiều chân, thường di chuyển nhanh và thường sống ở những nơi ẩm thấp như khe tường, gầm bàn, giường, tủ. Chúng hoạt động vào ban đêm và có thể từ những nơi như chăn ga hoặc gầm giường bò lên, tiết ra chất dịch gây ra bệnh giời leo.

Cần phải lưu ý phân biệt bệnh giời leo và zona thần kinh vì hai bệnh này có các biểu hiện gần như nhau. Để phân biệt, cần quan sát kỹ vùng da bị ảnh hưởng. Tổn thương của giời leo có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong khi zona thần kinh thường chỉ xuất hiện dọc theo các đường dây thần kinh.

Phương pháp điều trị bệnh giời leo

11710470047.png
Các phương pháp điều trị bệnh giời leo

Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, mặc dù bệnh giời leo không đe dọa tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều vấn đề khác. Phương pháp điều trị thường bao gồm việc sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc các biện pháp dân gian. Nếu phản ứng tốt, sau khoảng một tuần bệnh có thể được cải thiện và khỏi hoàn toàn.

Bệnh giời leo xuất phát từ chất độc axit photpho tiết ra từ con bọ giời. Điều trị thường sử dụng các dung dịch kiềm mạnh để trung hòa chất độc. Trước khi áp dụng thuốc hoặc dung dịch bôi, việc làm sạch vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng là cần thiết. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp dựa trên tình trạng của tổn thương.

Có nhiều phương pháp chữa bệnh giời leo, từ các biện pháp dân gian đến thuốc:

Mức độ nhẹ

Lá khổ qua hoặc đậu xanh: Giã nát lá khổ qua hoặc đậu xanh kết hợp với gạo nếp, đắp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 5-7 ngày để làm lành vết thương.

Mức độ nặng

  • Mủ sung: Bôi mủ sung vào vùng da 2-3 lần mỗi ngày để giảm đau và sưng.
  • Lá trúc đào và dầu dừa: Giã nát lá trúc đào, kết hợp với dầu dừa và đắp lên vết thương.

Cách chữa bệnh giời leo bằng thuốc

Bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp dựa trên thăm khám và chẩn đoán:

  • Kháng sinh
  • Thuốc giảm viêm
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc sát khuẩn

Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, cần chú ý:

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất
  • Uống đủ nước
  • Hạn chế ăn tôm, cua
  • Tránh đồ chiên xào và thức ăn cay nóng
  • Tránh sử dụng các chất kích thích

Hy vọng những thông tin này giúp bạn và người thân hiểu rõ về bệnh giời leo và cách phòng tránh hiệu quả.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: bệnh giời leo
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến