Bệnh lao phổi : Những dấu hiệu đáng chú ý cần đi khám ngay

Thứ năm, 01/08/2024 | 09:33

Bệnh lao phổi là một bệnh lý nghiêm trọng, và việc nắm rõ thông tin về bệnh giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa hiệu quả. Vậy lao phổi là gì? Những triệu chứng nào của lao phổi thường gặp?

01722480007.jpeg
Bệnh lao phổi là một bệnh lý nghiêm trọng

Tìm hiểu về bệnh lao phổi

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, trước khi tìm hiểu các triệu chứng của lao phổi, trước tiên bạn cần hiểu bệnh lao phổi là gì. Lao phổi là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, thường được biết đến với tên gọi trực khuẩn Koch. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể và phát triển trong các cơ quan mà không bị hệ miễn dịch chống lại, bệnh lao sẽ hình thành.

Lao có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể như màng phổi, hạch bạch huyết, màng não, hoặc màng bụng, nhưng lao phổi là loại phổ biến nhất và thường là nguồn lây nhiễm chính.

Nguyên nhân nào phổ biến gây ra bệnh lao phổi?

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vi khuẩn này truyền từ người bệnh sang người khỏe khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, làm phát tán vi khuẩn ra không khí. Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân có nguy cơ hít phải vi khuẩn và mắc bệnh lao phổi.

Sau khi vào phổi, vi khuẩn có thể lan ra các cơ quan khác trong cơ thể qua đường máu hoặc hệ bạch huyết, gây bệnh lao ở những cơ quan đó. Vi khuẩn lao có khả năng kháng lại cồn và acid dạ dày. Chúng có thể sống sót trong đờm, rác ẩm và bóng tối trong vài tuần. Tuy nhiên, vi khuẩn lao có thể bị diệt trong các điều kiện sau:

  • 42°C: Vi khuẩn lao sẽ ngừng phát triển.
  • 80°C hoặc cao hơn: Vi khuẩn lao chết sau 10 phút.
  • Tia cực tím: Vi khuẩn lao chỉ tồn tại khoảng 2-3 phút.
  • Cồn 90°: Vi khuẩn lao chết sau 3 phút tiếp xúc.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi

Lao phổi là loại lao phổ biến nhất, chiếm khoảng 60% các trường hợp lao. Các triệu chứng điển hình của lao phổi bao gồm:

  • Ho kéo dài trên 3 tuần, có thể là ho khanhoặc ho ra máu hoặc ho có đờm là dấu hiệu chính của lao phổi.
  • Đau ngực và đôi khi cảm giác khó thở.
  • Mệt mỏi thường xuyên.
  • Ra mồ hôi bất thường, nhất là vào ban đêm.
  • Sốt nhẹ hoặc cảm thấy ớn lạnh vào chiều tối.
  • Mất cảm giác thèm ăn và giảm cân nhanh chóng.
11722480007.jpeg
Cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh lao phổi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết thêm, ngoài những triệu chứng chính, bệnh nhân có thể gặp thêm các triệu chứng khác, tùy thuộc vào cơ địa. Để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc lao phổi

Lao phổi là bệnh phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Suy giảm miễn dịch do các bệnh như HIV, ung thư, v.v.
  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm.
  • Mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, suy thận mạn.
  • Nghiện ma túy, rượu bia, hoặc thuốc lá.
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid hoặc hóa chất trong điều trị ung thư.

Phòng ngừa bệnh lao phổi như thế nào?

Phương pháp phòng ngừa bệnh lao phổi

Để ngăn ngừa sự lây lan của lao phổi, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiêm vắc xin: Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên, theo chương trình Tiêm chủng mở rộng.
  • Đeo khẩu trang: Mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bị lao phổi.
  • Vệ sinh cá nhân: Che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh chia sẻ đồ dùng: Không dùng chung đồ với người bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc: Người bệnh không nên ngủ chung hoặc đến những nơi đông người.
  • Hành vi vệ sinh: Đeo khẩu trang và che miệng khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi và xử lý vật dụng có thể chứa nguồn lây đúng cách.
  • Vệ sinh môi trường: Sử dụng ánh nắng mặt trời để khử khuẩn đồ dùng và không gian sống của người bệnh.
  • Lối sống lành mạnh: Duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý, tránh chất gây nghiện và giữ vệ sinh nơi sống và làm việc.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: bệnh lao phổi
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến