Lao phổi : Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Thứ tư, 25/10/2023 | 10:05

Lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm có những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nhiều người mắc bệnh lo lắng về việc liệu bệnh lao phổi có thể chữa khỏi hay không. Bài viết này sẽ giải đáp một số thông tin cần thiết về bệnh lao phổi.

01698203462.jpeg
Lao phổi là một bệnh do vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacterium gây ra

Tìm hiểu về bệnh lao phổi

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, hiện tại, trong số các trường hợp mắc bệnh lao, bệnh lao phổi chiếm tỷ lệ 80-85% tổng số trường hợp và thường là nguồn gây lây nhiễm chính cho những người xung quanh.

Liệu bệnh lao phổi có gây nguy hiểm không? Bệnh lao phổi chia thành hai loại chính, đó là lao phổi và lao ngoài phổi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể gây ra nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là gì? Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao trong phổi của người mắc bệnh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

Bệnh lao phổi có khả năng lây truyền không? Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có khả năng lây truyền thông qua các con đường như khi người mắc bệnh lao phổi ho, nói, hắt hơi, hoặc khạc nhổ, vi khuẩn này có thể phát tán ra môi trường và lây truyền cho những người khác qua việc hít thở. Ngoài ra, vi khuẩn lao cũng có thể lây truyền qua máu hoặc bạch huyết và lan đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể người mắc bệnh, gây ra bệnh lao ở những nơi đó.

Khi bị lao phổi sẽ xuất hiện những triệu chứng gì?

Những triệu chứng của bệnh lao phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi được thể hiện qua các tình trạng sau:

  • Triệu chứng quan trọng nhất là sự xuất hiện của cơn ho kéo dài trong hơn 2 tuần, có thể là ho khan, ho đờm, ho có dấu hiệu ho ra máu.
  • Cơ thể có thể thể hiện sự mệt mỏi, giảm cân và mất khẩu vị.
  • Người mắc bệnh có thể trải qua đau ngực và thậm chí khó thở.
  • Mồ hôi ban đêm và sốt nhẹ buổi chiều cũng có thể xuất hiện.

Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng thường xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác, do đó để có kết quả chẩn đoán chính xác, việc thực hiện các xét nghiệm đặc biệt và phức tạp là cần thiết để xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Những ai có khả năng mắc lao phổi?

Bệnh lao phổi thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Đặc biệt, những người sống trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với người mắc bệnh lao phổi có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu không thực hiện biện pháp phòng tránh.

11698203462.jpeg
Người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao phổi sẽ có khả năng bị lây nhiễm

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Theo các Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để ngăn ngừa bệnh lao, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc-xin phòng chống lao cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng.

Ngoài ra, việc duy trì lối sống khoa học, bao gồm chế độ ăn uống và giấc ngủ cân đối, tránh tiếp xúc với các chất gây nghiện, và duy trì môi trường làm việc và nơi ở sạch sẽ và thoáng đãng cũng là một số biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh lao phổi.

Cách chẩn đoán bệnh lao phổi

Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ buổi chiều, ra mồ hôi ban đêm, mất cảm giác thèm ăn, cảm thấy mệt mỏi, khó thở, hoặc đau ngực, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra vùng phổi và thực hiện khám toàn bộ cơ thể.

Dựa trên kết quả của kiểm tra lâm sàng, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau đây để đưa ra kết luận chính xác:

  • Thực hiện chụp X-quang phổi.
  • Nếu cần, có thể tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF.
  • Sử dụng phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp để tìm AFB (ácid-fast bacilli - vi khuẩn kháng acid) trong mẫu đờm.

Phương pháp điều trị bệnh lao phổi

Liệu bệnh lao phổi có thể chữa khỏi không? Đối với những bệnh nhân, liệu trình điều trị thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Tuy nhiên, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng thuốc đặc trị lao, bao gồm hai nhóm chính:

  • Thuốc chống lao thiết yếu: isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol.
  • Thuốc chống lao hàng 2: kanamycin, amikacin, capreomycin; nhóm fluoroquinolones (Levofloxacin®, Moxifloxacin®, Gatifloxacin®, Ciprofloxacin®, Ofloxacin®) và một số loại thuốc khác.

Ngoài việc sử dụng thuốc, duy trì một lối sống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao.

Bệnh lao phổi có thể được điều trị thành công, nhưng tỷ lệ tái phát bệnh là tương đối cao (7%). Điều này xảy ra khi người bệnh đã được điều trị và khỏi bệnh nhưng sau đó lại mắc lại. Do đó, để ngăn ngừa sự tái phát của lao phổi, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp như hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh lao, cũng như củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: lao phổi
Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Để bảo vệ mắt và ngăn ngừa các vấn đề về thị lực, nhiều người lựa chọn sử dụng viên uống bổ mắt. Để nắm vững công dụng và cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến