Bị đầy bụng khó tiêu nên dùng thuốc gì để nhanh chóng cải thiện?

Thứ năm, 24/10/2024 | 09:07

Đầy bụng khó tiêu là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, có nhiều loại thuốc giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả. Vậy nên uống thuốc gì để khắc phục đầy bụng, khó tiêu?

01729736160.jpeg
Đầy bụng khó tiêu là vấn đề tiêu hóa phổ biến

Ai có nguy cơ bị đầy bụng khó tiêu?

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, khi gặp phải tình trạng đầy bụng khó tiêu, người bệnh thường trải qua các triệu chứng như bụng to bất thường, cảm giác căng tức và khó chịu ở vùng bụng, có thể nghe thấy tiếng kêu từ bụng, xì hơi nhiều, buồn nôn và chán ăn.

Mọi người đều có thể bị đầy bụng khó tiêu, nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao hơn:

  • Người cao tuổi: Các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn, bao gồm hệ tiêu hóa, dẫn đến việc tiêu hóa diễn ra chậm và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
  • Người có rối loạn tiêu hóa: Những người từng mắc các vấn đề tiêu hóa như viêm ruột, dị ứng thực phẩm, hoặc hội chứng ruột kích thích có nguy cơ cao hơn.
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh: Những thói quen như ăn quá no, ăn nhanh, hoặc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm khó tiêu có thể làm tăng nguy cơ.
  • Người bị căng thẳng kéo dài: Căng thẳng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Khi căng thẳng, tín hiệu từ dạ dày và ruột gửi đến não, dẫn đến sản xuất hormone ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hệ thần kinh trung ương kiểm soát tiêu hóa, và căng thẳng kéo dài có thể làm chậm lưu thông máu, dẫn đến co cơ và khó tiêu.
  • Người đang dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc điều trị táo bón và thuốc điều trị ung thư cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Nếu tình trạng đầy bụng và khó tiêu không diễn ra thường xuyên và không đi kèm với triệu chứng nghiêm trọng, thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu triệu chứng xảy ra thường xuyên và có nhiều biểu hiện bất thường khác, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, nhằm tránh các nguy cơ biến chứng.

Đầy bụng khó tiêu nên uống thuốc gì?

Nhiều người băn khoăn “đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì”. Hiện nay, có nhiều loại thuốc có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

11729736160.jpeg
Có nhiều loại thuốc có thể hỗ trợ điều trị đầy bụng khó tiêu

Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dưới đây là một số loại thuốc phổ biến cho chứng đầy bụng, khó tiêu:

  • Thuốc kháng axit: Như magnesium hydroxide và calcium carbonate, có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giúp giảm cảm giác khó tiêu và chướng bụng.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giúp giảm axit và triệu chứng đầy bụng, như omeprazole và lansoprazole. Bác sĩ thường kê đơn cùng với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Người dùng có thể gặp tác dụng phụ như phát ban và tiêu chảy.
  • Thuốc đối kháng thụ thể H2: Như ranitidin và famotidin, giúp kiểm soát lượng axit dạ dày, thích hợp cho các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả chậm hơn so với PPI.
  • Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Tăng cường hoạt động tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Simethicone là một ví dụ, nhưng có thể gây chóng mặt hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Như metoclopramid và cisaprid, giúp điều hòa nhu động ruột và giảm triệu chứng khó tiêu.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
  • Sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
  • Nếu gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.
  • Nếu triệu chứng không giảm sau khi dùng thuốc, cần đi khám để được tư vấn.
  • Tránh sử dụng cà phê, thuốc lá và đồ uống có gas trong quá trình điều trị để không làm giảm tác dụng của thuốc.

Các phương pháp khác hỗ trợ giảm đầy bụng khó tiêu

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu:

  • Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học: không ăn quá nhiều hay quá nhanh, nên ăn đúng giờ và ưu tiên thực phẩm dễ tiêu. Tránh uống đồ có cồn hoặc nước ngọt có gas.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: không thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Thực hiện tập thể dục thường xuyên.
  • Hiệu quả trong việc kiểm soát căng thẳng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến