Buồn nôn sau khi ăn : Những vấn đề sức khỏe cần chú ý

Thứ tư, 03/07/2024 | 15:20

Buồn nôn sau khi ăn không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý khác. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng này để bạn đọc tham khảo.

01719995183.jpeg
Buồn nôn sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý

Vì sao xuất hiện cảm giác buồn nôn sau khi ăn?

Nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn sau khi ăn

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, buồn nôn sau khi ăn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như sau:

  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra bệnh lý này. Người bệnh có thể bị ợ nóng, cảm giác nóng rát ở phần ngực trên và cổ họng sau khi acid trào ngược, gây buồn nôn.
  • Ngộ độc thực phẩm: Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nếu ăn phải đồ ăn quá hạn, không hợp vệ sinh, bị hư hỏng, dẫn đến cảm giác khó chịu và buồn nôn.
  • Dị ứng thực phẩm: Khi cơ thể nhận diện sai một thành phần trong thực phẩm là có hại, hệ thống phòng vệ của cơ thể sẽ phản ứng lại, gây buồn nôn sau khi ăn và có thể đi kèm với các triệu chứng dị ứng khác như sưng mặt, sưng môi hoặc khó thở.
  • Các bệnh lý liên quan đến túi mật: Vấn đề như viêm túi mật hoặc sỏi mật có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn sau khoảng 15 đến 20 phút ăn uống, kèm theo triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và sụt cân.
  • Viêm tụy: Tuyến tụy sản xuất enzyme để phân hủy thức ăn. Khi tụy bị tổn thương, sự thiếu hụt enzyme có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Nguyên nhân khác: Buồn nôn sau khi ăn có thể do ăn quá no, mang thai, tác dụng phụ của thuốc điều trị, hóa trị, xạ trị, trầm cảm, căng thẳng kéo dài, rối loạn tiền đình, suy thượng thận, biểu hiện sớm của nhồi máu cơ tim, hoặc hệ hô hấp bị kích ứng do viêm họng, viêm mũi.

Cảm giác buồn nôn sau khi ăn có thể tự khỏi trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do bệnh lý thì cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm và thăm khám sớm.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi gặp tình trạng buồn nôn sau khi ăn?

11719995183.jpeg
Nên gặp bác sĩ nếu buồn nồn sau khi ăn kèm theo một vài triệu chứng khác

Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, cảm giác buồn nôn sau ăn thường không quá nguy hiểm. Nếu tình trạng này kéo dài vài ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị phù hợp:Nôn ra máu

  • Đau tức ngực
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Dấu hiệu mất nước
  • Sốt cao
  • Đau bụng dữ dội
  • Tim đập nhanh
  • Nôn mửa dữ dội
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Căng thẳng và mệt mỏi quá mức trong nhiều ngày
  • Nước tiểu có màu vàng đục hoặc bị tình trạng đại tiện ra máu

Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng buồn nôn sau khi ăn

Tùy vào nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn mà phương pháp điều trị và cải thiện sẽ khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị tham khảo:

  • Dị ứng thức ăn: Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm gây dị ứng khỏi chế độ ăn hàng ngày.
  • Trào ngược dạ dày: Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh. Xây dựng chế độ ăn khoa học, tăng cường rau xanh, hạn chế các món cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Viêm túi mật, sỏi mật: Cần điều trị dứt điểm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ngộ độc thực phẩm: Uống thuốc và bổ sung dung dịch điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ. Ăn các món nhạt, thanh đạm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa và nghỉ ngơi vài ngày cho đến khi cơ thể hồi phục.

Ngoài những biện pháp điều trị trên, bạn có thể cân nhắc thêm các cách giảm cảm giác buồn nôn sau khi ăn như:

  • Ăn uống chậm rãi.
  • Giảm bớt sự hoạt động của hệ tiêu hóa bằng cách chia nhỏ các bữa ăn.
  • Thư giãn và ngồi yên sau bữa ăn để thực phẩm có thời gian tiêu hóa.

Buồn nôn sau khi ăn là một vấn đề phổ biến và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù đa phần trường hợp này không quá nghiêm trọng, nhưng bạn không nên xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này và có các triệu chứng bất thường khác, hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Làm thế nào để khắc phục khô mắt tại nhà hiệu quả?

Làm thế nào để khắc phục khô mắt tại nhà hiệu quả?

Triệu chứng khô mắt gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp trị khô mắt tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả nhé.
Kim cang đằng – Vị thuốc chữa đau xương khớp

Kim cang đằng – Vị thuốc chữa đau xương khớp

Cây Kim cang là dược liệu quý từ thiên nhiên, nổi tiếng với khả năng chữa bệnh. Nó có nhiều lợi ích như chống viêm, giải độc, ngừa dị ứng và khử phong thấp, giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý.
Ercéfuryl 200mg: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường ruột và những lưu ý khi sử dụng

Ercéfuryl 200mg: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường ruột và những lưu ý khi sử dụng

Ercéfuryl 200mg là thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị tiêu chảy cấp tính ở cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi và những lưu ý khi sử dụng thuốc Ercefuryl 200mg.
Hiểu về nước mắt nhân tạo và các trường hợp cần sử dụng

Hiểu về nước mắt nhân tạo và các trường hợp cần sử dụng

Sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên có thể gây khô, ngứa và mỏi mắt. Nước mắt nhân tạo ngày càng phổ biến để cải thiện những vấn đề này. Vậy nước mắt nhân tạo có tác dụng gì và cách sử dụng ra sao để đảm bảo hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến