Cách xử lý khi gặp khó thở và những lưu ý quan trọng

Thứ sáu, 21/06/2024 | 14:59

Mọi người đều có thể trải qua khó thở ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cách xử lý khi bị khó thở để ngăn ngừa các biến chứng và bảo vệ sức khỏe thường không phải ai cũng biết.

01718957123.jpeg
Ai cũng có thể đã từng trải qua khó thở tùy theo các mức độ khác nhau

Tổng quan về tình trạng khó thở

Khó thở là gì?

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, khó thở là tình trạng hơi thở ngắn và gấp hơn bình thường, thường đi kèm cảm giác đau tức ngực, tim đập nhanh và choáng váng. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và không biết phải làm gì để giảm nhẹ tình trạng này. Nguyên nhân có thể từ làm việc quá sức, tập luyện quá mức, căng thẳng, lo lắng, và các bệnh lý như viêm phổi, thuyên tắc phổi, cao huyết áp, hen suyễn, ung thư giai đoạn cuối,… Trong những tháng cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai có thể gặp khó thở do sự thay đổi hormone và áp lực từ thai nhi.

Khi bị khó thở nên làm gì?

Để kiểm soát và cải thiện tình trạng khó thở, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Thở mím môi: Hãy bắt đầu bằng việc thả lỏng cơ thể của bạn, đặc biệt là vùng cổ và vai. Sau đó, đặt tay lên bụng và ngậm miệng, hít thở sâu vào bằng mũi. Hít đến khi cảm thấy bụng hơi căng và sau đó thở ra từ từ qua kẽ môi cho đến khi thấy bụng xẹp lại. Thực hiện thao tác này giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện khả năng hô hấp.

Thở sâu: Nhiều người nghĩ rằng khi bị khó thở thì không thể thở sâu được. Thực tế là hít một hơi sâu và thở ra chậm qua miệng có thể giúp bạn dễ chịu hơn nhiều. Điều này giúp làm giảm căng thẳng và điều tiết nhịp thở.

Hít hơi nước: Nếu khó thở do nghẹt mũi, cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn có thể làm dịu cơn khó thở bằng cách hít hơi nước. Chuẩn bị một chậu nước ấm và cho thêm tinh dầu (như tràm, bưởi, bạc hà) vào. Sau đó, cúi mặt vào chậu nước và phủ một chiếc khăn lên để hít thở hơi nước bốc lên, giúp mũi thông thoáng và làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng quạt cầm tay: Khi bị khó thở đột ngột và không phải do bệnh lý, bạn có thể sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí vào vùng mặt và mũi. Lưu ý quạt theo hướng từ dưới lên để giúp bạn hít được nhiều không khí vào phổi hơn và làm giảm cơn khó thở.

Lựa chọn tư thế thoải mái: Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng khó thở, hãy chọn tư thế ngồi, nằm hay tập luyện mà không gây áp lực lên vùng ngực và mặt. Đặc biệt, tránh ngủ ở tư thế nằm sấp hoặc để chăn, gối đè lên vùng ngực và mặt để tránh gây ra khó thở và hụt hơi.

11718957123.jpeg
Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp để tránh tình trạng khó thở

Uống cà phê, trà gừng: Uống cà phê và trà gừng có thể giúp giảm căng thẳng và thư giãn tinh thần. Nếu bạn đột ngột bị khó thở vì lo lắng, bất an, hồi hộp hoặc tim đập nhanh, có thể uống một ly cà phê hoặc một tách trà gừng để giảm triệu chứng khó thở và cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng thuốc điều trị: Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, khi bị khó thở do bệnh lý như hen suyễn, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, hãy sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định để cắt cơn khó thở và giảm triệu chứng. Ví dụ, nếu bạn bị hen suyễn và gặp cơn hen dẫn đến khó thở, sử dụng thuốc điều trị dạng xịt để giảm triệu chứng và làm dịu các biểu hiện đau tức ngực, khó thở.

Những biện pháp này không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng khó thở mà còn giúp bạn kiểm soát và làm giảm căng thẳng trong cơ thể, từ đó làm tăng cường sức khỏe chung. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó thở kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi bị khó thở?

Ngoài việc không biết phải làm gì khi bị khó thở, nhiều người còn không nhận ra những trường hợp cần phải đến gặp bác sĩ. Nếu tình trạng khó thở kéo dài và xuất hiện các triệu chứng sau đây, bạn không nên chủ quan:

  • Khó thở đột ngột và nghiêm trọng, dẫn đến mất tỉnh táo hoặc mất khả năng hoạt động.
  • Đau tức ngực cực độ.
  • Cảm giác choáng váng, buồn nôn và nôn mửa.
  • Khó thở kèm theo sốt, ho, ho ra máu.
  • Bàn chân và mắt bị sưng.
  • Mặt tái xanh, môi nhợt nhạt, ngón tay chuyển sang màu tím.
  • Cảm thấy mệt mỏi toàn thân.

Trong những trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, đột quỵ và các vấn đề khác. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng để chọn phương pháp điều trị phù hợp, gồm:

  • Phục hồi chức năng phổi nếu khó thở do các bệnh lý về phổi như viêm phổi, lao phổi, thuyên tắc phổi,...
  • Phục hồi chức năng tim nếu tình trạng khó thở liên quan đến tim mạch như tim yếu, suy tim,...
  • Hướng dẫn chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đặc biệt là duy trì cân nặng hợp lý để tránh béo phì và làm tăng nguy cơ mắc bệnh và các vấn đề hô hấp.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: khó thở
Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Để bảo vệ mắt và ngăn ngừa các vấn đề về thị lực, nhiều người lựa chọn sử dụng viên uống bổ mắt. Để nắm vững công dụng và cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến