Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Thứ tư, 16/04/2025 | 09:21

Thuốc giảm đau được xem là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại, giúp con người kiểm soát hiệu quả những cơn đau do bệnh tật gây ra. Vậy có bao nhiêu loại thuốc giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?

01744770484.jpeg
Thuốc giảm đau là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại

Thông tin về thuốc giảm đau

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thuốc giảm đau được xem là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại, giúp con người kiểm soát hiệu quả những cơn đau do bệnh tật gây ra. Vậy có bao nhiêu loại thuốc giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?Thuốc giảm đau là nhóm dược phẩm được dùng để làm dịu và giảm cảm giác đau do nhiều nguyên nhân gây ra.

Trong sinh hoạt hằng ngày, con người khó tránh khỏi các chấn thương, từ ngoài da đến xương khớp hay nội tạng. Khi đó, thuốc giảm đau giúp cải thiện triệu chứng, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh. Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp sẽ tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây đau.

Mặc dù hiệu quả rõ rệt, thuốc giảm đau không nên lạm dụng. Một số trường hợp có thể sử dụng như:

  • Cảm cúm, cảm lạnh, đau đầu;
  • Đau cơ, đau khớp, đau lưng do cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm;
  • Sau sinh, phẫu thuật hoặc chấn thương thể chất.

Các loại thuốc giảm đau phổ biến

Tùy vào từng bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc giảm đau phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị. Dưới đây là hai nhóm thuốc giảm đau phổ biến:

Thuốc giảm đau không kê đơn

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, đây là các thuốc có thể mua tại nhà thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Thường dùng để hạ sốt, giảm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, cảm cúm... Nhóm thuốc này không gây buồn ngủ và không chứa chất gây nghiện.

Hai loại chính gồm:

  • Paracetamol: Giảm đau từ nhẹ đến vừa, đồng thời hạ sốt hiệu quả.
  • NSAID (thuốc kháng viêm không steroid): Gồm aspirin, diclofenac, meloxicam, ibuprofen... thường dùng trong điều trị đau, viêm, sốt, cảm lạnh.
11744770484.jpeg
Các loại thuốc giảm đau phổ biến

Thuốc giảm đau kê đơn

Chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, thích hợp với các cơn đau vừa đến nặng, như sau phẫu thuật hoặc do tổn thương nghiêm trọng. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương để giảm cảm giác đau.

Một số loại phổ biến:

  • Oxycodone: Dùng cho đau vừa đến nặng.
  • Morphine: Thường sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật.
  • Hydrocodone (kết hợp với paracetamol): Hiệu quả với cơn đau từ vừa đến nặng.
  • Codeine (kết hợp với paracetamol): Dùng cho đau nhẹ đến vừa.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là giải pháp phổ biến giúp kiểm soát cơn đau trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng sai cách hoặc quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, cần lưu ý những điều sau trước khi dùng:

  • Trẻ em: Cơ thể trẻ khác biệt với người lớn, do đó cần thận trọng khi dùng thuốc. Đặc biệt, aspirin không nên dùng cho trẻ dưới 16 tuổi vì có nguy cơ gây hội chứng Reye, ảnh hưởng đến gan và não.
  • Người cao tuổi: Hệ thống chuyển hóa thuốc ở người già suy giảm, dễ gặp tác dụng phụ hơn nên việc dùng thuốc cần được theo dõi kỹ lưỡng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đây là giai đoạn nhạy cảm, thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vì vậy, chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết và phải có chỉ định từ bác sĩ.

Các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc giảm đau

Dù thuốc giảm đau mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát cơn đau, nhưng nếu sử dụng sai cách, chúng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số rủi ro thường gặp gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày: Aspirin và nhóm NSAID khi dùng liều cao có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét hoặc xuất huyết. Những người có tiền sử bệnh dạ dày cần đặc biệt thận trọng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Tổn thương gan, thận: Paracetamol nếu dùng quá liều hoặc lặp lại liên tục trong thời gian ngắn có thể gây suy gan, suy thận, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
  • Các phản ứng phụ khác: Nhóm thuốc NSAID không thích hợp cho người bị hen suyễn, rối loạn đông máu hoặc phụ nữ mang thai (đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ).

Tóm lại, tuy thuốc giảm đau là công cụ hữu ích trong y học, người dùng tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hay kết hợp với các loại thuốc khác mà không có chỉ định. Việc tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp hạn chế tối đa các rủi ro không mong muốn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Thuốc giảm đau được xem là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại, giúp con người kiểm soát hiệu quả những cơn đau do bệnh tật gây ra. Vậy có bao nhiêu loại thuốc giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?
Lợi ích của Quả Nhàu đối với sức khoẻ

Lợi ích của Quả Nhàu đối với sức khoẻ

Quả Nhàu không chỉ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khoẻ mà còn được xem là một vị thuốc quý trong dân gian có tác dụng giảm đau, giảm viêm, nhuận tràng, lợi tiểu, hạ huyết áp, chữa đau nhức xương khớp, cao huyết áp…
Hoa Bách Hợp: Vị Thuốc an thần, bổ phổi từ một  loài hoa kiêu sa

Hoa Bách Hợp: Vị Thuốc an thần, bổ phổi từ một  loài hoa kiêu sa

Hoa Bách hợp – loài hoa thanh tao, hương thơm dễ chịu – được ưa chuộng trong trang trí và là vị thuốc quý trong Đông y. Hoa và củ giúp an thần, bổ phổi, trị ho, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Bệnh viêm da dị ứng thời tiết có thể gây ra những tác hại gì?

Bệnh viêm da dị ứng thời tiết có thể gây ra những tác hại gì?

Viêm da dị ứng thời tiết thường khởi phát khi thời tiết thay đổi đột ngột, khiến da phản ứng bằng các triệu chứng như ngứa ngáy, khô rát, mẩn đỏ,... Nếu không kiểm soát tốt các yếu tố kích thích, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần.
Đăng ký trực tuyến