Các loại thuốc trị cảm cúm phổ biến hiện nay

Thứ hai, 23/12/2024 | 09:30

Cảm cúm là bệnh phổ biến, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, với các triệu chứng như mệt mỏi, sổ mũi, đau nhức cơ thể. Nhiều người tìm đến thuốc để giảm khó chịu. Vậy khi bị cảm cúm, nên uống thuốc gì? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính [Ẩn]

01734921348.jpeg
Cảm cúm là bệnh phổ biến khi thời tiết thay đổi

Tổng quan về cảm cúm

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, khi bị cảm cúm, người bệnh thường gặp các triệu chứng như hắt hơi, đau mỏi toàn thân, nhức đầu, và đau cơ. Sau đó, bệnh có thể tiến triển với các biểu hiện như tiểu ít, tức ngực, khản tiếng, và chảy nước mũi.

Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, và những người mắc bệnh mãn tính là nhóm dễ mắc cảm cúm nhất. Bên cạnh đó, những người ít vận động, không giữ ấm cơ thể và thường xuyên thiếu ngủ cũng có nguy cơ cao do hệ miễn dịch yếu, dễ bị virus và vi khuẩn tấn công.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cảm cúm, các loại thuốc hiện tại chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Các loại thuốc trị cảm cúm phổ biến

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng

Thuốc giảm đau họng, đau đầu, giảm sốt:

Khi bị cảm cúm với triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau họng, thuốc Paracetamol có thể giúp giảm sốt hiệu quả. Thuốc này an toàn, không cần kê đơn, nhưng cần uống đúng liều lượng và không lạm dụng để tránh ngộ độc gan.

Thuốc giảm hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi:

Thuốc co mạch, như Naphazolin và Xylometazolin, giúp thông thoáng mũi bằng cách co tĩnh mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu. Tuy nhiên, không nên dùng kéo dài quá 3 - 5 ngày để tránh tác dụng phụ như viêm mũi hay giảm chức năng khứu giác.

11734921348.png
Các loại thuốc trị cảm cúm phổ biến

Thuốc long đờm:

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thuốc như Acetylcystein, Bromhexin, và Ambroxol giúp loãng đờm, giúp dịch nhầy dễ dàng được tống ra ngoài, giảm khó chịu. Các thuốc trị ho kết hợp long đờm như Broncho hay Solmux cũng có tác dụng tương tự nhưng cần thận trọng với các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày hay chóng mặt.

Thuốc giảm ho:

Nếu ho gây khó chịu, bác sĩ có thể kê thuốc trị ho. Ho khan có thể dùng thuốc chứa codein hoặc dextromethorphan, trong khi ho kèm nghẹt mũi có thể dùng Atussin, Decolgen, Rhumenol. Lưu ý rằng thuốc chứa dextromethorphan có thể gây buồn ngủ, không nên dùng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thuốc kháng histamin:

Thuốc kháng histamin H1 giúp điều trị nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, trong khi H2 và H3 ít được dùng cho cảm cúm. Tuy nhiên, cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt với những người có bệnh nền như tiểu đường, tim mạch hoặc đang mang thai.

Thuốc điều trị đặc hiệu

Ngoài các thuốc điều trị triệu chứng, đối với những trường hợp cảm cúm có biến chứng nguy hiểm, thuốc kháng virus là lựa chọn điều trị đặc hiệu. Các trường hợp như cúm ác tính, cúm nặng, bệnh nhân có nguy cơ cao như người già, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, và người mắc bệnh mạn tính (tim mạch, tiểu đường, béo phì, suy thận...) cần được điều trị đặc biệt.

Một số thuốc kháng virus được chỉ định cho các trường hợp này bao gồm:

  • Tamiflu: Dùng cho bệnh nhân bị cúm trong vòng 48 giờ đầu từ khi xuất hiện triệu chứng, hoặc cho người tiếp xúc với nguồn lây nhiễm nhưng chưa có triệu chứng. Tamiflu không nên dùng cho cảm lạnh thông thường. Nếu có tác dụng phụ như khó thở, phát ban, hoặc sưng môi, lưỡi, ngừng thuốc và đi khám ngay.
  • Relenza: Thuốc dạng hít giúp ngăn chặn enzyme neuraminidase, một yếu tố quan trọng giúp virus lây lan nhanh trong cơ thể. Relenza có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, và đau đầu.
  • Các thuốc khác: Rimantadine và amantadine từng được sử dụng cho cúm A, nhưng hiện nay ít được chỉ định do các chủng cúm mới có sức đề kháng với các thuốc này.

Như vậy, cảm cúm có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: cảm cúm
Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Hiện nay, các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa trên thị trường rất đa dạng, được thiết kế phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng thường gặp liên quan đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy đau tức vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Vậy làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng khó tiêu một cách hiệu quả?
Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về tiêu hoá. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ có thực sự tốt không? Nên sử dụng khi nào và lưu ý gì khi dùng?
Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Đăng ký trực tuyến