Các loại thuốc trị viêm tai giữa ở trẻ và hướng dẫn sử dụng

Thứ năm, 03/04/2025 | 09:10

Việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt. Tùy theo mức độ tổn thương màng nhĩ và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp.

01743646518.jpeg
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu dùng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau, hạ sốt

Thông tin về viêm tai giữa ở trẻ

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm tai giữa thường khởi phát do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn, gây viêm nhiễm và tổn thương màng nhĩ. Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tai giữa và khoang trống phía sau màng nhĩ, trẻ có thể gặp các triệu chứng như chảy mủ tai, đau nhức dữ dội và giảm thính lực.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em được chia thành ba dạng chính:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là tình trạng ứ dịch trong tai giữa, gây đau tai, ù tai, sốt cao và khó thở. Khi thăm khám, bác sĩ có thể thấy màng nhĩ phồng lên do tích tụ dịch, thậm chí có thể bị thủng, dẫn đến rò rỉ dịch ra ống tai.
  • Viêm tai giữa ứ dịch: Đây là biến chứng của viêm tai giữa cấp tính. Dù nhiễm trùng đã được kiểm soát, dịch vẫn còn sót lại trong tai, làm giảm thính lực hoặc gây mất thính giác tạm thời. Ngoài ra, sự tắc nghẽn vòi Eustachian cũng có thể dẫn đến tình trạng này, làm tăng nguy cơ tái nhiễm trùng tai.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Khi tình trạng viêm kéo dài trên 3 tháng và tai vẫn chảy mủ qua màng nhĩ dù đã điều trị, bệnh được coi là mạn tính. Nếu không can thiệp sớm, màng nhĩ có nguy cơ bị thủng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực.

Các loại thuốc phổ biến dùng điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, hạ sốt là hai nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ em. Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh trong viêm tai giữa cấp tính tùy thuộc vào giai đoạn và nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp cần dùng kháng sinh ngay từ đầu, trong khi những trường hợp khác có thể trì hoãn và theo dõi trong 48–72 giờ. Nếu triệu chứng không cải thiện, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định kháng sinh.

11743646518.jpeg
Các loại thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dưới đây là 4 loại kháng sinh phổ biến trong điều trị viêm tai giữa:

  • Amoxicillin: Thường được kê đơn cho trẻ chưa có tiền sử tái phát viêm tai giữa hoặc viêm kết mạc mủ trong vòng 30 ngày. Loại kháng sinh này thường dùng đơn lẻ trong thời gian ngắn để giảm nguy cơ kháng thuốc.
  • Amoxicillin-Clavulanate (Amox-clav): Được chỉ định cho trẻ đã dùng kháng sinh nhóm Beta Lactam trong vòng 30 ngày, bị viêm tai giữa kèm viêm kết mạc hoặc tái phát. Trẻ dị ứng với Penicillin có thể được thay thế bằng Cefpodoxime hoặc Cefdinir.
  • Quinolon (Ofloxacin, Ciprofloxacin): Chủ yếu được sử dụng tại chỗ, phù hợp cho viêm tai giữa mạn tính, viêm tai giữa kèm chảy mủ hoặc bệnh nhân cần đặt ống thông nhĩ hầu.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt trên 38.5°C cần dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau và kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, có thể chườm ấm vùng tai và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để hỗ trợ hạ sốt nhanh hơn.

Dùng thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ cần lưu ý gì?

Khi cho trẻ sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa, cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và số lần dùng thuốc trong ngày.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp thuốc với bất kỳ chất nào khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ trong suốt quá trình điều trị. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Nếu bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn dù đã dùng thuốc, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Chăm sóc cho trẻ bị viêm tai giữa

Trong quá trình điều trị viêm tai giữa, cần chú ý vệ sinh tai mũi họng và chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ trẻ hồi phục.

Vệ sinh tai mũi họng đúng cách

  • Tai: Lau sạch mủ bằng tăm bông, không đưa quá sâu hay bịt kín tai.
  • Mũi: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý, hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách.
  • Họng: Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối để hạn chế vi khuẩn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn.
  • Bổ sung đủ nước, trái cây và tăng cường bú sữa mẹ với trẻ dưới 6 tháng.

Viêm tai giữa có thể ảnh hưởng đến thính lực nếu không điều trị đúng cách. Do đó, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Các loại thuốc trị viêm tai giữa ở trẻ và hướng dẫn sử dụng

Các loại thuốc trị viêm tai giữa ở trẻ và hướng dẫn sử dụng

Việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt. Tùy theo mức độ tổn thương màng nhĩ và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp.
Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Viêm da cơ địa do cơ địa dị ứng và rối loạn miễn dịch gây ra, dù không nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa rát, khó chịu. Trong trường hợp nặng, thuốc bôi đặc trị là giải pháp hiệu quả.
Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Ngọc Nữ Biển là một vị thuốc được sử dụng trong đông y có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, phong thấp, đau lưng, đau dây thần kinh hông,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của dược liệu này nhé.!
Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Râu rồng là một loại thảo mộc thường được dùng trong Đông y điều trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương, đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của Râu rồng nhé.!
Đăng ký trực tuyến