Các nhóm thuốc trị viêm đường tiết niệu và những điều cần biết khi sử dụng
Thứ tư, 19/03/2025 | 09:06
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và giới tính. Việc sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để trị viêm đường tiết niệu cùng những lưu ý quan trọng khi dùng.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai
Thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại các cơ quan như niệu đạo, bàng quang, thận hoặc niệu quản. Trong đó, vi khuẩn E. coli là tác nhân gây bệnh chủ yếu, thường xâm nhập vào đường tiết niệu qua âm đạo, trực tràng hoặc hậu môn.
Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi và giới tính, nhưng nữ giới có nguy cơ cao hơn do niệu đạo ngắn hơn nam giới. Người mắc viêm đường tiết niệu thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, đau rát khi tiểu, thậm chí có thể xuất hiện máu trong nước tiểu.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thận, suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng huyết, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đặc biệt, viêm đường tiết niệu dễ tái phát, vì vậy người bệnh cần điều trị sớm và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn.
Các loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý dễ mắc nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu áp dụng đúng phương pháp. Trong đó, sử dụng thuốc là cách phổ biến và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng đường tiết niệu. Sau vài ngày sử dụng, thuốc có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng, nhưng để đảm bảo điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu, trong đó, nhóm thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh được sử dụng phổ biến. Các loại thuốc này thường có màu xanh do chứa thành phần methylthioninium (xanh methylen). Một số thuốc tiêu biểu gồm:
Midasol: Có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm sưng đau ở đường tiết niệu dưới, thường dùng cho trường hợp viêm nhẹ. Liều dùng: 6 viên/ngày, chia 2–3 lần sau bữa ăn.
TanaMisolBlue: Tương tự Midasol, thuốc này được kê đơn khi bệnh chưa diễn tiến phức tạp. Liều dùng: 2–3 viên/lần, ngày 3 lần, uống sau ăn.
Domitazol: Phù hợp cho cả trẻ em và người lớn khi bệnh còn nhẹ. Liều dùng: 2 viên/lần, ngày 3 lần.
Miclacol Blue F: Có tác dụng chống nấm, chống nhiễm trùng, chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Liều dùng: 6 viên/lần, ngày 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Mictasol Blue: Được chỉ định khi bệnh đã có biến chứng, giúp giảm sưng đau và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Trường hợp nặng có thể kết hợp với kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị.
Micfasoblue: Dành cho bệnh nhân bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục như viêm tử cung, viêm vòi trứng. Liều dùng: 6–9 viên/lần, ngày 3 lần, uống khi đói.
Dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu cần lưu ý gì?
Để thuốc phát huy hiệu quả tối đa và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp.
Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc sản phẩm đang sử dụng nhằm tránh tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Hạn chế tình trạng quên liều. Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, không nên uống bù liều đã quên.
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người suy thận hoặc có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình dùng thuốc, nước tiểu có thể chuyển sang màu xanh, đây là phản ứng bình thường và sẽ hết sau khi ngừng thuốc.
Nếu gặp phản ứng phụ trong quá trình điều trị, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian sử dụng thuốc.
Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý và uống nhiều nước mỗi ngày. Đồng thời, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hỗ trợ quá trình điều trị.
Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?