Các tác nhân gây ra đau bụng kinh mà bạn nên biết

Thứ bảy, 15/06/2024 | 09:46

Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người; có người chỉ bị đau nhẹ, trong khi người khác có thể chịu đựng cơn đau dữ dội đến mức ngất xỉu.

01718420015.jpeg
Đau bụng kinh thường gặp ở đa số phụ nữ

Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng tháng khi cơ thể phụ nữ chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Hiện tượng này xuất hiện hàng tháng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ở giai đoạn đầu của chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc giàu mô máu để chuẩn bị tiếp nhận trứng từ buồng trứng.

Nếu trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, nó sẽ phát triển thành thai nhi. Ngược lại, nếu không có sự thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được tử cung co bóp đẩy ra ngoài qua đường âm đạo.

Hầu hết phụ nữ đều trải qua đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường bắt đầu trước, trong và sau khi hành kinh, kéo dài khoảng 2-3 ngày với ngày đầu tiên thường đau nhất. Cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng bụng dưới, kèm theo đau mỏi lưng và đùi.

Mức độ đau khác nhau ở mỗi người: có người chỉ bị đau âm ỉ không đáng lo ngại, nhưng cũng có người trải qua cơn đau dữ dội, lạnh chân tay, thậm chí đau quằn quại đến mức hôn mê.

Các tác nhân gây ra đau bụng kinh

Đau bụng kinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Co thắt tử cung: Sự co thắt quá mạnh của cơ tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài có thể gây đau.
  • Cổ tử cung hẹp: Ở một số phụ nữ, cổ tử cung hẹp gây khó khăn cho máu kinh thoát ra ngoài, dẫn đến đau bụng kinh.
  • Dị tật bẩm sinh: Tử cung có dị tật bẩm sinh như ngả sau hoặc ngả trước có thể làm gián đoạn sự lưu thông máu kinh, gây ra cơn đau.
  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bị đau bụng kinh, con gái cũng có khả năng cao bị đau khi đến kỳ.
  • Đặt vòng tránh thai: Việc đặt vòng tránh thai có thể gây đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn đồ cay nóng, đồ lạnh, hoặc không giữ ấm bụng trong ngày hành kinh có thể gây đau.
  • Thay đổi nội tiết tố: Gia tăng bất thường của progesterone và prostaglandin trong máu tác động đến tử cung, gây đau.
  • Bệnh phụ khoa: Các bệnh như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung có thể gây đau bụng kinh dữ dội.
  • Vận động mạnh: Vận động quá mạnh trong ngày kinh có thể là nguyên nhân gây đau.
11718420015.jpeg
Vận động mạnh trong ngày kinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau bụng kinh

Có thể giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà không?

Phương pháp giảm đau bụng kinh

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả:

  • Chườm ấm bụng: Sử dụng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng dưới. Đây là phương pháp phổ biến và rất hiệu quả để giảm đau.
  • Massage bụng: Nếu bạn cảm thấy đau bụng âm ỉ, nhẹ, có thể sử dụng phương pháp massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn trên vùng bụng dưới. Điều này có thể giúp giảm co thắt của tử cung và làm dịu đau.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Tắm bằng nước ấm trong những ngày hành kinh và tránh tắm nước lạnh. Không nên quan hệ tình dục trong khi này.
  • Tránh vận động mạnh: Trong những ngày hành kinh, hạn chế làm việc nặng và chơi các môn thể thao cường độ cao. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động nhẹ nhàng.
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, thư giãn các cơ và giảm co bóp tử cung, từ đó giảm đau hiệu quả.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, từ trái cây, rau xanh và cá. Tránh để bụng quá đói hoặc ăn quá no, và hạn chế đồ cay nóng.
  • Uống thuốc giảm đau: Nếu các phương pháp tự nhiên không hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng do có thể gây tác dụng phụ.
  • Thăm khám bác sĩ: Nếu đau bụng kinh kéo dài và dữ dội, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Thư giãn tinh thần: Trong ngày kinh nguyệt, hãy duy trì tâm trí thoải mái và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu đến vùng lưng và xương chậu, giúp giảm đau hiệu quả.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: đau bụng kinh
Thuốc trị mụn là gì? Các dạng bào chế và cách dùng an toàn

Thuốc trị mụn là gì? Các dạng bào chế và cách dùng an toàn

Hiện nay, thuốc trị mụn trên thị trường đa dạng về dạng bào chế và thành phần. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, chị em nên thăm khám da liễu và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh lý hô hấp cần được chú ý, vì nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc dùng thuốc điều trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp trẻ ổn định và phục hồi nhanh chóng.
Những loại thuốc ho phổ biến và lưu ý quan trọng khi dùng

Những loại thuốc ho phổ biến và lưu ý quan trọng khi dùng

Ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường thở, nhưng nếu ho kéo dài, bạn nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng.
Lợi ích của cây trúc đào

Lợi ích của cây trúc đào

Cây trúc đào (Nerium oleander) thuộc họ Trúc đào, có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải nhưng hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đăng ký trực tuyến