Bí quyết chữa đau bụng kinh bằng thảo dược

Thứ tư, 06/03/2024 | 11:29

Có nhiều cách để giúp chị em phụ nữ giảm đau bụng trong hành kinh như uống thuốc giảm đau, chườm nóng.  Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thảo dược giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả cho chị em phụ nữ.

1. Đau bụng kinh là gì?

au bụng kinh gây phiền toái không nhỏ tới nhiều chị em

Đau bụng kinh gây phiền toái không nhỏ tới nhiều chị em

Tư vấn và truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật và chia sẻ: Đau bụng kinh là một tình trạng khi tử cung tăng co bóp dưới tác động của hoạt chất Prostaglandin, làm bong niêm mạc tử cung gây hành kinh, thiếu nguồn cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu oxy ở một phần cơ tử cung dẫn tới đau bụng. Thường xảy ra từ 1 – 5 ngày của chu kỳ hành kinh.  Với các triệu chứng đau ở bụng dưới, thắt lưng, bẹn và đùi trên, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, chuột rút, tiêu chảy. Những biểu hiện nặng hơn như đổ mồ hôi, khó thở, đứng lên ngồi xuống mặt mày xay xẩm.

Chưa rõ nguyên nhân gây ra đau bụng kinh nhưng thường do phản ứng viêm thông qua sự tống xuất niêm mạc tử cung. Ngoài ra, cũng có thể do các nguyên nhân khác như tuổi tác, nồng độ hormone, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

2. Các thảo dược thiên nhiên chữa rối đau bụng kinh hiệu quả?

Ích mẫu

ichmau

Ích mẫu có chứa các chất như alkaloid (leonurin và stachydrin), flavonoid (rutin), 1 glucosid có khung steroid. Ích mẫu có tác dụng hành huyết thông kinh, lợi tiểu, thanh can nhiệt, ích tinh, giải độc, tăng co bóp tử cung, tác dụng ngừa thai, tăng cường sức co bóp tim, tăng huyết áp, chống kết tập tiểu cầu. Ích mẫu được sử dụng điều trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, huyết ứ đau bụng sau khi đẻ, mắt mờ, cao huyết áp, trị bệnh trĩ hoặc rò ở hậu môn.

Cách hách hiện: Lấy 20 gram Ích mẫu khô, sắc với nước uống vào những ngày hàng kinh.

Lưu ý: Người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, có thai không nên dùng.

Gừng

gừng

Gừng có rất nhiều thành phần hoạt chất tuyệt vời như tinh dầu (b-zingiberen, b-curcumenen, b-farnesen, geraniol, linalol, borneol), Capsaicin, Beta-carotene, Flavonoid, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B9, Vitamin B3. Gừng có tác dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, gừng là loại thảo dược có tính ấm giúp làm dịu cơn đau bụng kinh nhờ giảm nồng độ hormone gây đau, giảm triệu chứng mệt mỏi trong kinh kỳ, được sử dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh

Cách thực hiện: Có thể dùng gừng bằng cách uống nước gừng, đắp gừng lên bụng.

Nước gừng giảm đau bụng kinh: Lấy 1 củ gừng, rửa sạch, để ráo nước, giả nhuyễn, hãm với khoảng 150 – 200 ml nước đun sôi trong khoảng 15 phút. Lọc lấy nước gừng thêm 1 – 2 thìa mật ong vào cốc nước gừng, uống khi các cơn đau hành kinh bắt đầu xuất hiện.

Ngải cứu

ngảicuu

Ngải cứu có chứa thành phần tinh dầu chủ yếu là cineol, α-thuyon, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin, dehydro matricaria este, tetradecatrilin. Lá ngải cứu có tính ấm và vị đắng, có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt, thúc đẩy sự tuần hoàn, giúp lưu thông máu, giảm tình trạng đau bụng kinh, sử dụng điều trị đau bụng kinh hiệu quả.

Cách thực hiện: Mỗi ngày dùng 6-12 gam lá ngải cứu sắc với nước, chia uống thành ba lần trong ngày. Duy trì uống nước ngải cứu khoảng một tuần trước khi có kinh nguyệt, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

3. Lưu ý khi sử dụng cây thuốc thảo dược chữa đau bụng kinh?

Chọn sử dụng những cây thuốc thảo dược còn tươi, không bị sâu, không thuốc trừ sâu, không bị dập nát, không bị héo úa.

Kiên trì sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ cây thảo dược liên tục trong thời gian dài, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý hằng ngày, thói quen sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước, luyện tập thể dục để cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

Không nên lạm dụng nước uống từ những loại cây thuốc thảo dược.

Nên chọn các thảo dược đã được chứng minh về hiệu quả, độ an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc thảo dược là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị đau bụng kinh không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi dùng các thuốc thảo dược.

Đi tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng đau bụng kinh, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.

DSCKI - Cô Nguyễn Hồng Diễm giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ bài viết và lưu ý: hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị trước khi sử dụng các thảo dược hỗ trợ chữa bệnh đau bụng kinh.

Tin tức Y Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur 

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến