Các yếu tố gây ung thư máu và dấu hiệu nhận biết

Thứ sáu, 24/05/2024 | 09:28

Nếu không được phát hiện kịp thời, một lượng lớn tế bào hồng cầu trong máu của bệnh nhân ung thư máu có thể bị triệt tiêu, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Dưới đây là các nguyên nhân gây ung thư máu và một số triệu chứng điển hình của bệnh.

01716518228.jpeg
Ung thư máu có khả năng dẫn đến tử vong cao

Có mấy loại ung thư máu?

Phân loại ung thư máu

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, ung thư máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em thường cao hơn người lớn. Ba loại ung thư máu phổ biến gồm:

  • Bệnh bạch cầu: Xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào máu bất thường, gây tắc nghẽn tủy xương và ngăn chặn quá trình sản xuất các tế bào máu cần thiết. Khi lượng bạch cầu tăng quá mức, chúng có thể tiêu thụ cả tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu hụt hồng cầu và hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh bạch cầu thường tiến triển nhanh và cần điều trị sớm.
  • Ung thư hạch Lymphoma: Hệ bạch huyết quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên, ung thư hạch Lymphoma ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ bạch huyết, làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Đau tủy xương: Ít gặp hơn so với hai loại trên, đa u tủy xương liên quan đến tế bào Plasma trong tủy xương. Tế bào Plasma có nhiệm vụ tạo ra kháng thể chống lại nhiễm trùng, nhưng khi mắc bệnh, cơ thể sản xuất một lượng lớn tế bào Plasma, ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch.

Các nguyên nhân gây ra ung thư máu

Hiện nay, các nguyên nhân gây ung thư máu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền và môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một giả thuyết là do đột biến gen ADN ở một số tế bào máu, khiến chúng phân chia nhanh và sống lâu hơn bình thường. Những tế bào này lấn át tế bào khỏe mạnh trong tủy xương, làm giảm số lượng hồng cầu và tiểu cầu, dẫn đến các triệu chứng của bệnh ung thư máu.

11716518228.png
Các nguyên nhân gây ra ung thư máu

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư máu:

  • Tiền sử điều trị ung thư: Sử dụng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị có thể tăng nguy cơ ung thư máu.
  • Rối loạn di truyền: Gen bất thường như ở người mắc hội chứng Down có thể tăng nguy cơ ung thư máu, mặc dù những trường hợp này ít gặp.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, đặc biệt là benzen (có nhiều trong xăng và ngành hóa dầu), làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu.
  • Hút thuốc lá: Gây ra nhiều bệnh, bao gồm ung thư phổi, ung thư vòm họng, bệnh tim mạch và ung thư máu myeloid cấp tính (AML).
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc ung thư máu, nguy cơ các thành viên khác mắc bệnh này cũng cao hơn.

Lưu ý rằng, có những người có các yếu tố nguy cơ nhưng không mắc bệnh, và ngược lại, có người không có yếu tố nguy cơ nhưng vẫn bị ung thư máu. Do đó, không nên chủ quan và nên đi khám sớm khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Ung thư máu có các triệu chứng gì?

Bệnh ung thư máu được phân thành 3 loại khác nhau, và mỗi loại bệnh này có thể gây ra các triệu chứng đặc biệt. Dưới đây là mô tả chi tiết:

Triệu chứng của bệnh bạch cầu:

Bệnh này thường phát triển nhanh chóng. Ở giai đoạn đầu, có thể xuất hiện các triệu chứng giống như cúm, như cơ thể mệt mỏi, yếu đuối đột ngột. Tuy nhiên, một số trường hợp không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn ban đầu và thường được phát hiện thông qua kết quả xét nghiệm máu bất thường.

Khi bệnh tiến triển, tế bào bạch cầu phá hủy một lượng lớn tế bào hồng cầu, có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Thiếu máu gây khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, da nhợt nhạt.
  • Máu khó đông dẫn đến chảy máu cam, chảy máu nhiều khi có vết thương nhỏ, vết bầm tím, vân vân.
  • Hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều vấn đề như nhiễm trùng, mệt mỏi kéo dài, hạch bạch huyết sưng to, sụt cân, và nhiều triệu chứng khác.

Ung thư Lymphoma:

Các hạch bạch huyết sưng to có thể gây áp lực lên các cơ quan lân cận, gây đau bụng, khó thở.

Lách to làm cho người bệnh cảm thấy no, đầy hơi. Uống rượu có thể làm hạch bạch huyết sưng to và gây đau đớn.

Triệu chứng khác có thể bao gồm đổ mồ hôi ban đêm, sốt, ngứa da, mệt mỏi.

Ung thư máu thể đa u tủy xương:

Triệu chứng thường bao gồm đau xương, tăng canxi trong máu.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: ung thư máu
Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến