Cách Chăm Sóc Bệnh Tăng Huyết Áp Một Cách Toàn Diện

Thứ bảy, 04/02/2023 | 10:35

Chăm sóc bệnh tăng huyết áp là việc quan trọng để giữ sức khỏe và ngăn chặn các tình trạng khủng khiếp. Hãy tận dụng các cách chăm sóc toàn diện bao gồm ăn uống hợp lý, tập thể dục và duy trì cuộc sống sức khỏe để kiểm soát huyết áp.

Tăng huyết áp là gì?

Theo giảng viên Trường cao đẳng Y dược Pasteur cho biết Tăng huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh, có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng đó cũng có thể là 1 bệnh tăng huyết áp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới huyết áp bình thường có huyết áp tâm thu khoảng từ 90- 140 mmHg, huyết áp tâm trương khoảng từ 60-90 mmHg. Người bệnh có 1 trong 2 chỉ số tăng hoặc cả 2 đều tăng thì là tăng huyết áp.

benh-tang-huyet-ap

Nguyên nhân nào dẫn đến tăng huyết áp?

  • Tăng huyết áp sinh lý: Huyết áp của bạn sẽ tăng nhẹ khi bạn vận động nhiều, lo lắng, sử dụng các nước uống có chất kích thích như cà phê, trà, bia…. Tuy nhiên khi sau khi nghỉ ngơi một lúc thì huyết áp sẽ ổn định lại.
  • Tăng huyết áp bệnh lý: Gồm tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm tỷ lệ cao khoảng 90 % thường không xác định được rõ nguyên nhân hay còn được gọi là tăng huyết áp vô căn.

Tăng huyết áp thứ phát : Chiếm khoảng 5-10%, huyết áp tăng thứ phát sau khi mắc các bệnh lý khác ví dụ như : Bệnh viêm cầu thận, hội chứng thận hư, Bệnh cường giáp,…

Những dấu hiệu để nhật biết huyết áp tăng là gì?

  • Bệnh nhân nhức đầu, chóng mặt, nóng bừng, hồi hộp, tim đập nhanh…
  • Đo huyếp áp phát hiện tăng huyết áp.

Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp?

  • Chăm sóc cơ bản
  • Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh, yếu tố gây căng thẳng, lo lắng.
  • Theo dõi huyết áp 1 đến 2 lần trong ngày trong giai đoạn điều trị.
  • Người bệnh được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ tuy nhiên hạn chế các thức ăn nhiều chất béo, giảm lượng muối trong ngày vì sử dụng nhiều muối làm tăng Natri máu dẫn đến tăng huyết áp, các thức uống có chất kích thích như cà phê, trà… bệnh nhân không nên sử dụng.
  • Bệnh nhân cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông, mùa hè tránh ở nơi nóng bức hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Những hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn như đi bộ, tập dưỡng sinh bệnh nhân nên duy trì.
  • Tuân thủ theo y lệnh uống thuốc của bác sĩ

- Đối với bệnh nhân tăng huyết áp cần phải duy trì uống thuốc theo đúng y lệnh của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc hoặc tăng, giảm liều thuốc. Đối với mỗi tình trạng bệnh nhân sẽ có liều thuốc phù hợp, nhất là bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bệnh nhân phải uống thuốc huyết áp suốt đời để ổn định huyết áp.

- Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc huyết áp như: Tiêu chảy, táo bón, chóng mặt… Nếu vấn đề này kéo dài và gây khó chịu đến người bệnh thì cần được báo với bác sĩ để thay đổi thuốc phù hợp.

3. Theo dõi các biến chứng của tăng huyết áp

- Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên.

- Kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần các cơ quan như thận, mắt, tim mạch.

dieu-tri-benh-tang-huyet-ap

4. Giáo dục sức khỏe

- Cung cấp cho bệnh nhân các kiến thức về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp.

- Bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng và duy trì ổn định. Tình trạng béo phì làm tăng các bệnh về xơ vữa mạch vành. Bệnh nhân dựa vào chỉ số BMI để điều chỉnh cân nặng phù hợp. Tuy nhiên quá trình giảm cân cần có kế hoạch cụ thể, tránh trường hợp giảm cân đột ngột ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh

- Nếu bệnh nhân có thói quen uống các chất kích thích như bia, rượu, hút thuốc lá thì cần phải bỏ ngay. Ngưng sử dụng giúp huyết áp của bệnh nhân ổn định hơn.

- Bệnh nhân cần lựa chọn các công việc nhẹ nhàng, tránh sử dụng nhiều sức lực, căng thằng quá sẽ làm xấu đi tình trạng bệnh.

Theo lời khuyên của cô Trương Thị Thanh Nga Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Chỉ số huyết áp bệnh nhân có thể tự theo dõi ở nhà bằng các máy đo huyết áp điện tử, tuy nhiên các thiết bị điện tử có thể bị những lỗi máy, yếu pin, bệnh nhận đo chưa đúng tư thế làm ảnh hưởng đến kết quả. Bệnh nhân nên tái khám và kiểm tra huyết áp tại bệnh viện định kỳ.

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến