Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, do dị nguyên như bụi, lông động vật, hóa chất, phấn hoa gây ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả để bạn tham khảo.
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, do dị nguyên như bụi, lông động vật, hóa chất, phấn hoa gây ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả để bạn tham khảo.
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi bị kích thích và sưng do tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, lông động vật, phấn hoa, và các tác nhân khác. Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm có thể khó khăn. Nếu không kiểm soát triệu chứng tốt, bệnh có thể tái phát và chuyển thành mãn tính, dẫn đến khó chịu và nguy cơ suy hô hấp.
Để giảm nghẹt mũi và ngứa mũi do viêm mũi dị ứng, bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%, dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc. Nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi và loại bỏ dịch nhầy, nguyên nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc rửa mũi cần được thực hiện đúng cách để tránh dịch nhầy chảy ngược vào họng, có thể gây viêm họng.
Tinh bột nghệ, với thành phần curcumin, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Việc thêm một ít tinh bột nghệ vào món ăn hàng ngày có thể giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, và cảm giác khô miệng. Tinh bột nghệ không chỉ cải thiện tình trạng bệnh mà còn làm tăng hương vị món ăn.
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm. Để giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm như cam, kiwi, ớt chuông, và súp lơ xanh là những lựa chọn tốt. Vitamin C cũng có trong các loại trái cây thuộc họ berry như dâu tây và mâm xôi.
Sử dụng men vi sinh
Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, men vi sinh không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng. Lợi khuẩn như Lactobacillus acidophilus có trong men vi sinh giúp cải thiện tình trạng viêm mũi. Bạn có thể bổ sung men vi sinh qua sữa chua hoặc các thức uống chứa men sống để hỗ trợ điều trị.
Quercetin, một flavonoid có tính chống oxy hóa, hoạt động như một kháng histamin tự nhiên. Nó giúp làm giảm hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Quercetin có nhiều trong rau củ quả như súp lơ xanh, nho, táo, và trong các thảo mộc. Việc thêm thực phẩm chứa Quercetin vào chế độ ăn có thể giúp làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Xông mặt bằng nước ấm giúp cấp ẩm cho niêm mạc mũi và làm loãng dịch đờm, từ đó giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi. Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu sả, bạc hà hoặc tràm trà vào nước xông. Lưu ý không nên áp dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ; thay vào đó, bạn có thể thêm tinh dầu vào nước tắm của trẻ. Để xông mặt, đun sôi nước, đổ vào bát lớn, thêm tinh dầu, rồi ghé mặt gần bát nước và dùng khăn phủ đầu để xông trong khoảng 5-10 phút.
Lưu ý
Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng, nhưng chúng chỉ nên được áp dụng cho trường hợp nhẹ. Nếu triệu chứng không cải thiện sau 3-5 ngày hoặc nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hơn. Việc phòng ngừa và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur