Cách sử dụng thuốc Levothyrox (levothyroxine) trong điều trị suy giáp

Thứ năm, 03/08/2023 | 10:17

Thuốc Levothyrox (levothyroxin) là thuốc gì? Tại sao thuốc được dùng để điều trị trong hội chứng suy giáp? Trong quá trình dùng thuốc cần lưu ý những gì? Khi dùng thuốc, liệu sẽ phải trải qua những tác dụng phụ nào và sẽ xử trí các tác động không mong muốn đó ra sao?

01691032965.jpeg

Thuốc Levothyrox (levothyroxin) 100 μg

Tên thành phần hoạt chất: levothyroxin.

Thuốc có thành phần tương tự:  Berlthyrox; Levosum; L-Thyroxin; Napharthyrox; Seachirox; Tamidan; Thyrostad 50;…

Thuốc Levothyrox (levothyroxin) là thuốc gì?

Theo thông tin các Dược sĩ Nhà thuốc cung cấp, thuốc Levothyrox có hoạt chất chính là levothyroxine.

Levothyroxine là phiên bản tổng hợp của hormone thyroxine – một loại hormone được tuyến giáp sản xuất tự nhiên trong cơ thể.

Thyroxine kiểm soát lượng năng lượng cơ thể sử dụng. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ thyroxine (một tình trạng được gọi là suy giáp), nhiều trong số chức năng cơ thể chậm lại.

Một số phổ biến nhất triệu chứng của suy giáp là:

  • Mệt mỏi;
  • Tăng cân;
  • Cảm thấy áp lực.

Viên Levothyroxin được sử dụng để thay thế thyroxine tuyến giáp không thể sản xuất và ngăn ngừa các triệu chứng suy giáp.

Công dụng của thuốc Levothyrox (levothyroxin)

Điều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp do bất cứ nguyên nhân nào ở tất cả các lứa tuổi (kể cả ở phụ nữ có thai), trừ trường hợp suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp.

Ức chế tiết thyrotropin (TSH): Tác dụng này có thể có ích trong bướu cổ đơn thuần và trong bệnh viêm giáp mạn tính, làm giảm kích thước của bướu.

Phối hợp với các thuốc kháng giáp trong nhiễm độc giáp. Sự phối hợp này để ngăn chặn bướu giáp và tình trạng suy giáp.

Chống chỉ định

Thuốc Levothyrox (levothyroxin) chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Dị ứng với levothyroxin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc;
  • Đối tượng là bệnh nhân bị suy thượng thận không hồi phục;
  • Các trường hợp mắc cường giáp mà chưa được điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp;
  • Bệnh nhân bị suy tim mất bù; suy mạch vành; loạn nhịp mất kiểm soát.
  • Không sử dụng levothyroxin cho những bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp nhưng vẫn có mức TSH (thyrotropin) máu bình thường.

Giá Thuốc Levothyrox (levothyroxin) bao nhiêu tiền?

Levothyrox 50 μg Giá bán trên thị trường: 36.000 VNĐ/ hộp 30 viên.

Levothyrox 100 μgGiá bán trên thị trường: 51.000 VNĐ/ hộp 30 viên.

Giá thuốc có thể thay đổi tùy vào nhà thuốc và thời điểm. Vì vậy giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Liều dùng thuốc Levothyrox (levothyroxin)

Suy tuyến giáp ở người lớn

Liều duy trì trung bình 100 – 200 mcg, dùng 1 lần duy nhất trong ngày.

Tuy nhiên, liều này phải được xác định bằng cách sử dụng liều khởi đầu thấp sau đó tăng liều từ từ để xác định được liều phù hợp. Thường khởi đầu với liều 50 – 100 mcg/ngày, sau đó nâng mức liều từ từ, 25 – 50 mcg mỗi lần tăng, trong khoảng 4 tuần cho đến khi có đáp ứng mong muốn và duy trì ở mức liều này.

Ở người > 50 tuổi, bị bệnh tim hoặc suy tuyến giáp nặng, nên khởi đầu với liều thấp: 12,5 – 25 mcg/ngày, tăng liều từ từ với mức tăng 12,5 – 25 mcg cho mỗi lần tăng, trong khoảng 4 tuần để đạt đến liều duy trì.

Suy tuyến giáp ở trẻ em

  • Trẻ sơ sinh: Khởi đầu 10 – 15 mcg/kg, một lần duy nhất/ngày, điều chỉnh liều 2 tuần/ lần với mức tăng 5 mcg/lần điều chỉnh cho đến khi đạt mức liều duy trì trung bình 20 – 50 mcg/ngày. Tối đa ≤50 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 1 tháng – 2 tuổi: Khởi đầu 5 mcg/kg, duy nhất 1 lần/ngày, tối đa ≤50 mcg /ngày, điều chỉnh liều 2 – 4 tuần một lần với mức tăng 10 – 25 mcg /lần điều chỉnh cho đến khi đạt mức liều duy trì trung bình 20 – 70 mcg /ngày.
  • Đối với trẻ từ 2 – 12 tuổi: Khởi đầu 50 mcg một lần duy nhất/ngày, điều chỉnh liều 2 – 4 tuần một lần với mức tăng 25 mcg/ lần điều chỉnh cho đến khi đạt mức liều duy trì trung bình 75 – 100 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 12 – 18 tuổi: Khởi đầu 50 mcg một lần duy nhất/ngày, sau đó nâng mức liều từ từ, 25 – 50 mcg mỗi lần tăng, trong khoảng 4 tuần cho đến khi có đáp ứng mong muốn và duy trì ở mức liều này.

Điều trị suy tuyến giáp cấp sau phẫu thuật, ở những bệnh nhân không có bệnh tim mạch

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dùng thay thế hormon giáp với liều ban đầu 1 mcg/kg/ngày, điều chỉnh tăng liều từ từ đến liều trung bình 1,7 mcg/kg/ngày.

Điều trị ngăn suy giáp tiến triển

Liều ban đầu 2 mcg/kg/ ngày, điều chỉnh tăng liều từ từ đến liều trung bình từ 2,1 đến 2,5 mcg/kg/ngày.

Phối hợp với thuốc kháng giáp tổng hợp trong điều trị.

Liều trung bình từ 25 – 50 mcg/ngày.

Cách dùng thuốc Levothyrox (levothyroxin)

Levothyrox được dùng bằng đường uống.

Liều dùng phải được điều chỉnh theo đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Levothyroxin đường uống dùng 1 lần duy nhất trong ngày.

Thuốc được uống vào lúc đói, thường trước bữa ăn sáng.

Những điều cần lưu ý gì khi dùng thuốc Levothyrox (levothyroxin)

11691032965.jpeg

Không chỉ định levothyroxin với mục đích giảm cân

  • Không chỉ định levothyroxin với mục đích điều trị béo phì hoặc giảm cân. Vì độc tính rất nặng thậm chí đe dọa tính mạng có thể xuất hiện khi dùng thuốc kết hợp với các thuốc gây chán ăn.
  • Chỉ định levothyroxin cho người già đã bị thiểu năng giáp lâu ngày cần tăng liều một cách hết sức từ từ để tránh sự gia tăng bất thường về chuyển hóa cơ bản.
  • Phải rất thận trọng cho những người có bướu cổ địa phương lâu ngày, bướu cổ to nhưng chức năng giáp bình thường; phụ nữ ở lứa tuổi quanh mạn kinh – dù TSH ở mức thấp của giới hạn bình thường; đặc biệt ở nam giới > 60 tuổi, người bệnh đã được chẩn đoán loãng xương; bệnh mạch vành hoặc bệnh hệ thống.
  • Chỉ định levothyroxin ở người cao tuổi cũng hết sức thận trọng.
  • Sử dụng rất thận trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường và đái tháo nhạt.
  • Thận trọng và giảm liều ở những bệnh nhân đau thắt ngực hoặc các bệnh tim mạch khác.
  • Đối với bệnh nhân suy thượng thận có kèm suy giáp, khi chỉ định liệu pháp thay thế hormon giáp không kèm theo corticosteroid có thể dẫn đến suy thượng thận cấp.
  • Dùng levothyroxin dài ngày có thể làm giảm lượng khoáng trong xương.
  • Hiệu quả điều trị hoặc các dấu hiệu không dung nạp chỉ có thể nhận biết được sau từ 15 ngày đến 1 tháng dùng levothyroxin.
  • Không dùng đồng thời levothyroxin và natri iodid.
  • Điều trị hôn mê phù niêm phải dùng kèm glucocorticoid.
  • Ở trẻ em dùng quá liều gây liền sớm khớp sọ.

Tác dụng phụ của thuốc Levothyrox (levothyroxin)

  • Sụt cân.
  • Đánh trống ngực.
  • Hồi hộp.
  • Dễ kích thích.
  • Tiêu chảy, co cứng bụng.
  • Sốt cao, vã mồ hôi.
  • Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, đau thắt ngực, run, đau đầu, mất ngủ, không chịu được nóng, sốt.
  • Rụng tóc.

Tương tác thuốc

  • Thuốc chống đông máu để ngăn ngừa cục máu đông như warfarin.
  • Điều trị bệnh tiểu đường như insulin và metformin.
  • Chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline, imipramine và dosulepin.
  • Kích thích hệ thần kinh giao cảm chẳng hạn như adrenaline (được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng) hoặc phenylephrine (một loại thuốc thông mũi được tìm thấy trong nhiều cảm lạnh và điều trị cúm).
  • Dioxin được sử dụng để điều trị các vấn đề về tim.
  • Thuốc chống viêm như phenylbutazone hoặc aspirin.
  • Propanolol dùng để điều trị huyết áp cao và tim các vấn đề.
  • Ketamine được sử dụng làm thuốc gây mê. Nếu bạn cần phải có một hoạt động, xin vui lòng cho bác sĩ hoặc bác sĩ gây mê của bạn rằng bạn đang dùng levothyroxin.

Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc Levothyrox (levothyroxin) được không?

Thời kỳ mang thai

  • Các hormon tuyến giáp qua hàng rào nhau thai không dễ dàng.
  • Chưa thấy tác dụng nào đến bào thai khi người mẹ mang thai dùng hormon giáp.
  • Việc điều trị vẫn được tiếp tục cho người phụ nữ thiểu năng tuyến giáp vì trong thời kì mang thai, nhu cầu levothyroxin có thể tăng.

Thời kỳ cho con bú

  • Một lượng nhỏ hormon tuyến giáp được bài tiết qua sữa.
  • Thuốc không gây tác dụng có hại đến trẻ nhỏ.
  • Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Dấu hiệu của quá liều có thể bao gồm: sốt, đau ngực (đau thắt ngực) hoặc nhịp tim không đều, chuột rút cơ bắp, nhức đầu, bồn chồn, đỏ bừng, đổ mồ hôi và bệnh tiêu chảy.

Những dấu hiệu này có thể mất đến 5 ngày để xuất hiện.

Lưu ý nhớ mang theo thuốc hoặc bao bì của thuốc để hỗ trợ nhân viên y tế nhằm giúp nhân viên y tế biết chính xác những gì bạn đã uống.

Nếu tôi quên một liều thuốc Levothyrox (levothyroxin) thì xử trí ra sao?

Nếu quên một liều hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra gần ngay với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua và dùng liều tiếp theo lịch trình.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Nhiệt độ phù hợp để bảo quản thuốc là < 25°C.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và tránh nơi ẩm ướt.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và trẻ nhỏ.
  • Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.
  • Lưu ý không được vứt thuốc không còn dùng ra rác thải sinh hoạt gia đình vì điều này có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Do đó, cần xử trí trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Trên đây là những thông tin về Levothyrox được tổng hợp bởi tin tức y tế. Levothyrox là một thuốc biệt dược có chứa levothyroxine dùng để điều trị và hỗ trợ trong hội chứng suy giáp. Bênh cạnh hiệu quả thì người bệnh cũng sẽ phải trải qua những tác động không mong muốn như sụt cân, chán ăn, bồn chồn, đánh trống ngực, thâm chí bệnh nhân có thể bị rụng tóc. Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý và hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bệnh trở nặng hoặc các triệu chứng trên trở nên tệ đi để bác sĩ kịp thời hỗ trợ xử trí.

Từ khóa: Levothyrox
Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến