Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Thứ năm, 05/12/2024 | 09:35

Hiện nay, ngoài viên nang, viên nén và hỗn dịch, nhiều loại được bào chế thuốc dạng viên sủi, như paracetamol giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

01733366534.jpeg
Thuốc dạng viên sủi ngày càng phổ biến hiện nay

Thuốc dạng viên sủi là như thế nào?

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, viên sủi khác biệt với viên nang, viên nén thông thường, cần hòa tan hoàn toàn vào nước trước khi uống. Các dạng phổ biến gồm:

  • Viên sủi chứa khoáng chất và vitamin: Bổ sung dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe.
  • Viên sủi chứa paracetamol: Giảm đau, hạ sốt, điều trị cảm cúm, viêm đường hô hấp,... Một số còn bổ sung codein để tăng hiệu quả giảm đau.

Ưu và nhược điểm của thuốc dạng viên sủi

Lợi ích của thuốc dạng viên sủi:

Hấp thu nhanh: Vì được hòa tan thành dung dịch trước khi uống, viên sủi dễ dàng hấp thu vào dạ dày, giúp thuốc phát huy hiệu quả nhanh hơn so với dạng viên nén thông thường.

Dễ sử dụng: Dạng thuốc này rất phù hợp cho trẻ em, người lớn tuổi hoặc những bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt thuốc. Thêm vào đó, viên sủi thường được bổ sung hương liệu, mang lại mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, giúp trẻ em dễ dàng uống hơn.

Giảm kích ứng dạ dày: Thuốc được hòa tan hoàn toàn trong nước, không tích tụ tại một điểm cố định trong dạ dày như viên nén, từ đó giảm nguy cơ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Hạn chế cần lưu ý:

Không phù hợp với người cao huyết áp: Phần lớn viên sủi chứa tá dược rã sinh khí, chủ yếu là muối kiềm như natri bicarbonat hoặc natri carbonat. Những thành phần này có thể gây tăng huyết áp, đặc biệt không phù hợp với người mắc bệnh cao huyết áp hoặc phải kiêng muối. Người cao tuổi, nếu muốn dùng viên sủi vì dễ uống, cần cân nhắc tình trạng sức khỏe, đặc biệt là bệnh lý nền.

Lạm dụng vitamin C: Viên sủi vitamin C thường được sử dụng như nước giải khát do hương vị thơm ngon và bọt khí hấp dẫn. Tuy nhiên, với liều lượng cao (khoảng 1000mg/viên), việc sử dụng quá mức có thể gây hại. Các chuyên gia y tế khuyến nghị chỉ bổ sung 60-100mg vitamin C mỗi ngày, tương đương một viên sủi/ngày. Quá liều có thể gây loét đường tiêu hóa, tiêu chảy, hoặc sỏi thận.

11733366534.jpeg
Các ưu và nhược điểm khi sử dụng thuốc dạng viên sủi

Yêu cầu bảo quản cẩn thận: Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, viên sủi cần được giữ trong môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam dễ làm viên sủi biến chất, dẫn đến phản ứng hóa học làm giảm hiệu quả hoặc gây nguy hiểm. Vì vậy, cần bảo quản viên sủi đúng cách, không bóc vỏ nhôm bao bọc hoặc mở nắp lọ đựng thuốc khi chưa dùng ngay. Đồng thời, phải để thuốc xa tầm tay trẻ em để tránh những nguy cơ không mong muốn.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc dạng viên sủi?

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản thuốc dạng viên sủi:

Cách sử dụng:

Thả viên thuốc nguyên vẹn hoặc liều lượng thích hợp vào cốc nước, đợi tan hoàn toàn rồi uống. Không bẻ vụn viên thuốc để nuốt, ngậm trong miệng, hoặc dùng như viên nén. Tránh uống thuốc chứa canxi hoặc vitamin C vào buổi tối để tránh kích ứng.

Cách bảo quản:

Đậy kín nắp lọ, không làm rách bao phim thuốc để tránh tiếp xúc với không khí. Chỉ sử dụng thuốc còn hạn và nguyên vẹn, vứt bỏ nếu thuốc bị ẩm mốc.

Lưu ý:

Không lạm dụng viên sủi bổ sung canxi hoặc vitamin C, vì:

  • Quá liều vitamin C: Có thể gây tiêu chảy, sỏi thận.
  • Quá liều canxi: Gây táo bón, đau xương, buồn nôn, tăng canxi máu.
  • Viên sủi paracetamol giảm đau, hạ sốt cần dùng đúng hướng dẫn bác sĩ, cách 4-6 tiếng/lần. Quá liều gây hại gan, thận.

Đối tượng cần thận trọng:

  • Người mắc cao huyết áp, sỏi thận, canxi máu cao, hoặc nước tiểu nhiều cặn sỏi.
  • Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, suy thận (tránh viên aspirin UPSA vì aspirin làm trầm trọng bệnh).
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn trọng với UPSA C.
  • Tránh dùng chung viên sủi hạ sốt với thuốc chứa cùng thành phần để tránh quá liều paracetamol.
  • Không dùng viên sủi ngay sau khi uống nước có gas, vì bọt khí sinh ra có thể gây khó chịu, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Hiện nay, các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa trên thị trường rất đa dạng, được thiết kế phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng thường gặp liên quan đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy đau tức vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Vậy làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng khó tiêu một cách hiệu quả?
Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về tiêu hoá. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ có thực sự tốt không? Nên sử dụng khi nào và lưu ý gì khi dùng?
Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Đăng ký trực tuyến