Cỏ mần trầu: Vị thuốc có nhiều công dụng hay trong y học

Chủ nhật, 15/10/2023 | 16:29

Cỏ Mần trầu, một loại thảo dược phổ biến, tồn tại khắp nơi trong thiên nhiên. Mặc dù thường gặp, nhưng cỏ mần trầu lại có nhiều ứng dụng bất ngờ trong Y Học Cổ Truyền.

Đặc điểm chung Cỏ mần trầu

Tên gọi khác

 Ngưu cân thảo, vườn trầu, màn trầu, thanh tâm thảo, cỏ bắc, cỏ chì tía, …

Tên khoa học

Eleusine indica  - Poaceae (họ Lúa )

Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu

Mô tả thực vật

Cỏ mần trầu là loại cây thảo nhỏ, sống hàng năm và mọc thành cụm sum suê.

Thân cây phân nhánh, nó có thể mọc ngang dài sau đứng thẳng, cao 30 – 50cm.

Lá mọc so le, hình dải nhọn, phiến lá mềm, nhẵn, bẹ lá mỏng có lông, lá xếp thành 2 dãy cách nhau,  

Hoa mọc thành cụm trên 1 cán ở ngọn thân gồm 5 - 7 bông, xếp tỏa tròn như những cái chong chóng,

Quả hình thuôn dài 3 – 4 mm. thường ra hoa quả vào tháng 5-7 hàng năm.

Phân bố

Theo DsCKI: Nguyễn Quốc Trung - giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Cỏ mần trầu rất phổ biến ở Việt Nam và thường mọc thành các cụm tại nhiều vùng đất, bao gồm cả đồng bằng và vùng núi. Thường thấy cây cỏ mần trầu mọc từ hạt, xuất hiện vào cuối mùa xuân. Sau khi cây ra hoa và có quả, chúng thường tàn lụi vào mùa hè. Tuy nhiên, ở những vùng núi cao có mưa khác nhau, cây cỏ mần trầu có thể mọc từ hạt suốt cả năm.

Bô phận dùng

Cả cây

Thường thu hoạch vào mùa khô, sau đó đem rửa thật sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. .

Thành phần hóa học

Trong thành phần hóa học của cỏ Mần trầu có chứa muối nitrat,

Phần trên mặt đất của cây có chứa glucopy ranosyl , β .sitosterol và dẫn chất  palmitoyl.

Phần cành, lá tươi cỏ mần trầu có chứa flavonoid.

Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, cỏ Mần trầu là thảo dược có vị ngọt hơi đắng, tính bình,

Tác dụng: có tác dụng lương huyết,  lợi tiểu, làm ra mồ hôi, thanh nhiệt giải độc, mát gan.

Chủ trị: Cỏ Mần trầu là cây thuốc dân gian được dùng chữa tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít, phụ nữ có thai có hỏa nhiệt gây táo bón, động thai, buồn phiền, đau đầu nôn mửa và tức ngực. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều trị mụn nhọt và các triệu chứng liên quan đến nhiệt độc, cũng như trong trường hợp trẻ em bị tưa lưỡi..

Cách dùng và liều lượng:

Thông thường dùng sắc uống liều 60 đến 100g/ngày dạng khô hoặc từ 300 - 500g dạng cỏ. 

Cỏ mần trầu thường sử dụng với các vị khác để chữa các bệnh khác nhau

Theo y học hiện đại

Tác dụng chống viêm, hạ sốt

C-glycosylflavones, hoạt chất được chiết xuất từ cỏ Mần trầu, có tác dụng kháng viêm hiệu quả, như đã chứng minh trên nhóm chuột mắc cúm hoặc viêm phổi. Nghiên cứu khác trên nhóm chuột bị gây sốt cho thấy rằng dịch chiết từ cỏ Mần trầu (ở liều 600 mg/kg) có tác dụng hạ sốt mạnh mẽ, tương đương với việc sử dụng acid acetylsalicylic (100 mg/kg) để điều trị

Chiết xuất từ cỏ mần trầu có tác dụng hạ sốt chống viêm rất hiệu quả
Chiết xuất từ cỏ mần trầu có tác dụng hạ sốt chống viêm rất hiệu quả

Tác dụng hạ huyết áp

Một thử nghiệm trên chuột, sử dụng L-NAME để gây ra tăng huyết áp, đã chỉ ra rằng dịch chiết từ cỏ Mần trầu có khả năng hạ áp một cách hiệu quả, tương đương với Losartan (12.5mg/kg), một loại thuốc thường được sử dụng để hạ áp.

Tác dụng kháng khuẩn

Cỏ Mần trầu có khả năng kháng khuẩn ở mức độ từ thấp đến vừa đối với các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, và Salmonella choleraesuis.

khả năng kháng khuẩn ở mức độ từ thấp đến vừa
khả năng kháng khuẩn ở mức độ từ thấp đến vừa

Tác dụng hỗ trợ bảo vệ chức năng thận

Trong một nghiên cứu thực hiện trên chuột, những chuột được tiêm L-NAME, một chất gây tăng huyết áp và tác động tiêu cực đối với chức năng thận, đã được điều trị bằng dịch chiết từ cỏ Mần trầu (ở liều 200mg/kg). Kết quả cho thấy rằng dịch chiết này có hiệu quả tương đương với Losartan (12.5mg/kg) trong việc kiểm soát các chỉ số Creatinine, Urea, ion Na+ và K+ liên quan đến chức năng thận. Điều này ngụ ý rằng cỏ Mần trầu có khả năng bảo vệ chức năng thận.

hỗ trợ bảo vệ chức năng thận
hỗ trợ bảo vệ chức năng thận

Tác dụng hỗ trợ chữa trị rối loạn lipid máubảo vệ gan

Trong một nghiên cứu trên nhóm chuột có tình trạng béo phì, nhóm này đã được điều trị bằng cao chiết cỏ Mần trầu với dung môi Hexan. Kết quả cho thấy, cao chiết này giúp làm giảm cholesterol toàn phần, LDL (Low-Density Lipoprotein) và tăng HDL (High-Density Lipoprotein) so với nhóm đối chứng.

Ngoài ra, các chỉ số AST (Aspartate Aminotransferase) và ALT (Alanine Aminotransferase) cũng được cải thiện, cho thấy cỏ Mần trầu có tác dụng bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị các vấn đề về lipid máu.

hỗ trợ chữa trị rối loạn lipid máu, bảo vệ gan
hỗ trợ chữa trị rối loạn lipid máu, bảo vệ gan

Những bài thuốc từ cỏ mần trầu

Chữa trị cao huyết áp

Sử dụng 500g cây cỏ Mần trầu tươi, rửa sạch, giã nát, sau đó đun trong 1 lít nước đến khi nguội.

Lọc qua vải và thêm ít đường để làm cho hỗn hợp đủ ngọt.

Uống 2 lần /ngày, vào buổi sáng và chiều.

Chữa trị sốt cao

Sử dụng 120g cây cỏ Mần trầu tươi, đun với 600ml nước đến khi còn 400ml.

Thêm một ít muối vào nước thuốc và chia thành nhiều lần uống trong vòng 12 giờ.

Chữa trị cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít

Sử dụng 16g cỏ Mần trầu và 16g cỏ tranh, sau đó sắc uống.

Chữa sốt cao co giật, hôn mê: 

Sử dụng 120g cỏ Mần trầu, sắc với 600ml nước, đun đến còn 400ml.

Thêm ít muối và uống nhiều lần trong 12 giờ.

Chữa trị viêm da, vàng da

Dùng cỏ Mần trầu tươi 60g và sơn chi ma 30g.

Sắc hỗn hợp dược liệu với nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Chữa trị viêm tinh hoàn:

Sử dụng 60g cỏ Mần trầu và 10 cái cùi vải.

Sắc hỗn hợp dược liệu với nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Dự phòng viêm màng não truyền nhiễm

Sử dụng cỏ Mần trầu 30g, sắc uống trong ngày.

Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày trước khi tiếp tục uống thêm 3 ngày.

Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Sử dụng cỏ Mần trầu tươi 60g và sơn chi ma 30g, sau đó sắc uống.

Giúp thanh nhiệt, giải độc, an thai:

Sử dụng 8g mỗi loại dược liệu bao gồm cỏ tranh, cỏ mực, rau má, ké đầu ngựa, cam thảo đất, Mần trầu, 2g gừng tươi, 4g củ sả, và 4g vỏ quýt.

Hỗn hợp dược liệu được sắc với nước và uống trong ngày.

Chữa trị băng huyết 

Sử dụng 1 nắm mỗi loại dược liệu bao gồm cỏ Mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu thái nhỏ, rau má, cỏ mực, cây ké, 10 lá ngải cứu, lát sả 10 lát, lát gừng 10 lát, và 1 vỏ quýt.

Cho tất cả vào nồi sắc và nấu đến còn 2 chén nước.

Chia ra để uống 2 lần trong ngày.

Chữa bạc tóc 

Sử dụng 10g cỏ Mần trầu, 15g ngũ gia bì, 15g đỗ trọng, 25g rễ khúc khắc, 5g cam thảo, và 5g nhân trần.

Uống tất cả nguyên liệu sau khi đã sắc, khoảng 15 phút trước khi ăn.

Chữa đại tiện ra máu đen 

Sử dụng 1 nắm mỗi loại dược liệu bao gồm cỏ Mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu, cây ké, rễ tranh, trắc bách diệp, rau má, 2 nắm cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 5 củ sả, 3 lát gừng, và 2 muỗng than tóc.

Cho tất cả vào nồi sắc và nấu đến còn 2 chén.

Chia uống 2 lần/ngày.

Ngăn ngừa rụng tóc

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Cỏ Mần trầu chứa beta-sitosterol, có khả năng giảm cholesterol xấu và cholesterol toàn phần trong cơ thể. Nó cũng ức chế hoocmon DHT, ngăn chặn tình trạng rụng tóc.

Palmitoyl có trong cỏ Mần trầu giúp khử các gốc tự do và bảo vệ tóc khỏi tổn thương.

Bổ sung viên uống hỗ trợ sức khỏe và làm đẹp tóc cũng có thể giúp củng cố tóc và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.

Giúp ngăn ngừa rụng tóc từ cỏ Mần trầu
Giúp ngăn ngừa rụng tóc từ cỏ Mần trầu

Những lưu ý khi sử dụng

Tuy nhiên, các nghiên cứu về cỏ mần trầu hiện mới chỉ thử nghiệm trên động vật, thời gian sử dụng, liều lượng và tác dụng phụ chưa được nghiên cứu, chủ yếu được dùng theo Đông y.

khi sử dụng cỏ mần trầu cần thận trọng:

- Làm sạch cây mần trầu trước khi dung, bởi đây là loại cỏ mọc dại nên thường có nhiều bụi bẩn.

- Người dùng trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Thận trọng khi sử dụng dược liệu ở người bệnh có cơ địa nhạy cảm, trẻ nhỏ;

- Không nên lạm dụng cỏ mần trầu trong thời gian dài khi chưa có sự hướng dẫn từ thầy thuốc chuyên môn.

Như vậy, qua bài viết này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cỏ mần trầu cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho sức khoẻ và cách dùng lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu. Tuy nhiên trước khi dùng ta nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn, không tự ý dùng các bài thuốc khi chưa có chỉ định ./.

DsCKI: Nguyễn Quốc Trung

 

Từ khóa: Cỏ mần trầu
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến