Đau đầu sau gáy : Biểu hiện của tình trạng bệnh gì?

Thứ hai, 04/03/2024 | 09:45

Đau đầu sau gáy có thể không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm. Để tìm nguyên nhân và điều trị đúng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết.

01709520820.jpeg
Đa số các trường hợp đau đầu sau gáy thường liên quan đến thói quen xấu hoặc yếu tố cơ học

Đau đầu sau gáy có thể là biểu hiện của bệnh gì?

Theo chia sẻ từ Giảng viên Lý Thanh Long, hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM, đau đầu sau gáy là hiện tượng mà vùng phía sau đầu và cổ gáy gặp phải cảm giác đau nhức hoặc mệt mỏi, thường lan ra vùng chẩm và thậm chí có thể lan tới vùng thái dương hai bên. Đau có thể xuất hiện dưới dạng cơn đau hoặc đau âm ỉ liên tục, có cường độ từ nhẹ đến nặng và có thể có tính chất như điện giật hoặc cảm giác bó thắt. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm rối loạn cảm giác da đầu, hạn chế vận động cổ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, chóng mặt hoặc không.

Đa số các trường hợp đau đầu sau gáy liên quan đến thói quen xấu và yếu tố cơ học như:

  • Làm việc không đúng tư thế: cúi quá sát khi ngồi làm việc (ví dụ như đọc sách, sử dụng máy tính), và mang vác nặng ở vùng cổ và vai.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: sử dụng gối đầu quá cao (như khi xem tivi, đọc sách), và nằm hoặc ngồi với tư thế không đúng.
  • Stress và căng thẳng: môi trường sống và sinh hoạt căng thẳng, stress quá mức có thể gây co cơ. Tình trạng này kéo dài có thể làm cứng cơ ở vùng cổ gáy, gây đau mỏi.
  • Chấn thương: Các chấn thương ở vùng cổ và gáy do sinh hoạt, lao động, hoạt động thể chất có thể gây tổn thương cho các cấu trúc ở vùng này như xương, cơ, dây chằng, mạch máu, và thần kinh.

Các bệnh lý có thể gây ra đau đầu sau gáy

Ngoài ra, đau đầu sau gáy cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý hoặc nguyên nhân khác như:

  • Cơn tăng huyết áp: Đau sau gáy, đau như bị bó chặt lấy đầu thường là dấu hiệu của cơn tăng huyết áp.
  • Hội chứng nhiễm siêu vi (như cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết): có thể gây đau đầu, đau mỏi ở vùng cổ gáy.
  • Tăng áp lực nội sọ: Đau đầu dữ dội kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, nhạy ánh sáng, rối loạn ý thức.
  • Bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ (như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đôi đốt sống cổ, và các bệnh lý khác): đây là nguyên nhân phổ biến, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cổ. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ở phía sau đầu, đau mỏi ở vùng cổ gáy, hạn chế vận động cổ gáy, đau nhói như điện giật lan ra phía sau đầu, rối loạn cảm giác da đầu, và đau có thể lan xuống cánh tay và cẳng tay.
  • Viêm màng não và xuất huyết dưới nhện: có thể gây đau đầu dữ dội kèm theo cứng gáy và đau mỏi ở vùng cổ gáy.
  • Bệnh lý hố sau (như u hoặc xuất huyết): có thể gây ra đau ở phía sau đầu kèm theo các triệu chứng thần kinh khu trú.
11709520820.jpeg
Đau đầu sau gáy có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, mặc dù đau đầu sau gáy đa số là nhẹ nhàng và không đe dọa tính mạng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Khi có triệu chứng này, cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Một số triệu chứng nghiêm trọng bao gồm đau đầu mức độ vừa và nặng, đau tăng dần về cường độ và tần suất, đau đầu sau gáy kèm theo sốt, cứng gáy, buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng hoặc tiếng động, triệu chứng thần kinh khu trú, và rối loạn ý thức hoặc tâm lý hành vi. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để xác định nguyên nhân gây ra đau đầu sau gáy và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Làm thế nào để điều trị đau đầu sau gáy?

Đa số các trường hợp có thể được giải quyết tốt bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, điều trị vật lý và tuân thủ một chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

Một số trường hợp nặng hơn có thể yêu cầu sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID), thuốc giãn cơ, hoặc thuốc giảm đau thần kinh.

Nếu đau đầu là kết quả của một bệnh lý khác, điều trị phải tập trung vào nguyên nhân cụ thể (ví dụ như thoát vị đĩa đệm nặng, bệnh lý hố sau, xuất huyết dưới nhện, viêm màng não...).

Ngoài ra, việc duy trì một chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân đối, cung cấp dinh dưỡng hợp lý, thực hiện tập luyện hàng ngày với các hình thức như yoga, thiền, thể thao, cũng như thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đều là những cách quan trọng để duy trì sức khỏe, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và thực hiện biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: đau đầu sau gáy
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến