Cẩn trọng với những cơn ho về đêm kéo dài

Chủ nhật, 03/03/2024 | 10:15

Ho về đêm kéo dài thường có nguyên nhân từ hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang, viêm phế quản mạn, dãn phế quản, lao, ung thư phổi, bệnh phổi tăng eosinophil không do suyễn, và sử dụng thuốc hạ áp.

01709436247.jpeg
Cần lưu ý khi bị ho về đêm kéo dài

Ho về đêm được gây ra bởi nguyên nhân nào?

Theo chia sẻ từ thầy Lý Thanh Long – Dược sĩ CK1 hiện đang Giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM, vì có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài, việc đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp là cần thiết để xác định bệnh và điều trị phù hợp. Các xét nghiệm thường bao gồm công thức máu, X quang phổi, đo chức năng hô hấp, nội soi dạ dày, và CT ngực.

Ho kéo dài có thể là ho khan hoặc ho có đờm. Nguyên nhân gây ho về đêm có thể là do:

Nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra ho về đêm kéo dài

Các dấu hiệu gợi ý cho ho kéo dài bao gồm: ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể đi kèm với ho ra máu tươi hoặc đàm có máu, suy dinh dưỡng, sụt cân, mệt mỏi, sốt nhẹ vào buổi chiều, ra mồ hôi đêm, khó thở và đau ngực.

Chẩn đoán thường được thực hiện bằng cách chụp X quang phổi và xét nghiệm đàm.

Cần lưu ý rằng bệnh ho có tính lây lan và để lại nhiều di chứng, do đó việc phát hiện và điều trị kịp thời là quan trọng.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau xảy ra khi dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng, thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Triệu chứng bao gồm đau họng, cảm giác khối vướng trong họng, khó nuốt, và chảy nước mũi.

Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay GERD, là một loại trào ngược acid mạn tính khi acid từ dạ dày trào lên thực quản, kích thích thực quản và gây ra triệu chứng như ợ nóng, đau ngực, ợ lên thức ăn, cảm giác khó nuốt, hoặc khó chịu ở cổ họng.

Viêm phế quản tăng eosinophil không phải do suyễn

Viêm phế quản tăng eosinophil không do suyễn là một nguyên nhân khác của ho mạn tính, chiếm khoảng 20-25% các trường hợp. Chẩn đoán dựa trên việc đo lượng eosinophil trong đàm và phản ứng với điều trị corticoid hít.

Hen phế quản

Hen phế quản là một tình trạng viêm đường thở mạn tính, thường gây ra các triệu chứng như ho khan hoặc ho có đờm, khó thở, đau ngực, tiếng rít khi thở ra, và thở khò khè. Triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm.

Dãn phế quản

Chiếm khoảng 4% nguyên nhân ho kéo dài. Triệu chứng bao gồm ho đàm mạn, có thể kèm ho ra máu, hoặc khó thở thường là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng hô hấp mạn tính, từng nhiễm lao. Chẩn đoán thông qua X Quang và CT ngực.

Ung thư phế quản

11709436247.jpeg
Các nguyên nhân gây ra ho về đêm kéo dài

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Cô Trương Thị Thanh Nga cũng cho biết thêm, ho kéo dài chiếm khoảng 2% các trường hợp. Triệu chứng gợi ý bao gồm ho mới xuất hiện hoặc thay đổi ở những người hút thuốc lá lâu năm, ho kéo dài trên một tháng sau ngưng hút thuốc lá, kèm ho ra máu. Chẩn đoán dựa trên X Quang phổi, CT ngực, và nội soi phế quản sinh thiết.

Thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển

Thường được sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc bệnh lý tim mạch. Triệu chứng bao gồm ho khan, là triệu chứng phổ biến chiếm đến 15% bệnh nhân điều trị bằng nhóm thuốc này. Triệu chứng xuất hiện sau 1 tuần điều trị hoặc có thể là sáu tháng sau khi điều trị. Ho sẽ chấm dứt sau ngưng thuốc trong khoảng một đến bốn ngày.

Phương pháp giảm hoặc phòng tránh ho về đêm

Khi gặp tình trạng ho kéo dài không chữa lành, người bệnh cần lưu ý các điều sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc: Ho kéo dài có nhiều nguyên nhân khác nhau. Sử dụng thuốc mà không biết rõ nguyên nhân có thể gây tác dụng phụ hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Sự nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng phụ thuộc vào thuốc, điều này có thể nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Thăm bác sĩ chuyên khoa: Khi gặp tình trạng ho kéo dài không chữa lành, quan trọng là phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân chính xác và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
  • Vệ sinh mũi và họng: Súc miệng và vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý có thể giúp giảm vi khuẩn và tình trạng viêm, từ đó giảm ho.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại: Tránh xa khỏi môi trường có nhiều khói bụi, lông động vật và các chất gây kích thích khác có thể làm tình trạng ho trở nên nặng hơn.
  • Tránh các yếu tố kích thích: Bụi, lông động vật, phấn hoa và khói thuốc lá có thể kích thích hệ hô hấp. Cố gắng loại bỏ chúng để giảm tình trạng ho.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước và các chất lỏng có thể giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở họng, giúp giảm cơn ho nhanh chóng.
  • Cân nhắc khi sử dụng thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc giảm ho và loãng đờm có thể mua tự do tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá mức mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: ho về đêm
Người có hệ tiêu hóa kém nên ăn gì để khỏe mạnh hơn?

Người có hệ tiêu hóa kém nên ăn gì để khỏe mạnh hơn?

Hệ tiêu hóa kém là khi các cơ quan tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, gây ra nhiều vấn đề trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng này và giải đáp câu hỏi “người có hệ tiêu hóa kém nên ăn gì?”
Kinh giới - Rau gia vị quen thuộc và công dụng trị cảm mạo

Kinh giới - Rau gia vị quen thuộc và công dụng trị cảm mạo

Kinh giới bên cạnh vai trò làm gia vị, kinh giới còn được sử dụng để om trà, sắc thuốc, tán bột hoặc dùng ngoài da kinh giới dùng trong điều trị bệnh nhiều bệnh khác nhau.
5 LỢI ÍCH SỨC KHOẺ THẦN KÌ CỦA TRÀ XANH

5 LỢI ÍCH SỨC KHOẺ THẦN KÌ CỦA TRÀ XANH

Trà xanh được cho là một trong những siêu thực phẩm nổi tiếng nhất hiện nay, nhưng bạn biết bao nhiêu về những gì có trong cốc trà của mình? Hãy cùng tìm hiểu lợi ích sức khỏe từ trà xanh?
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư

Sự chuyển đổi từ tế bào bình thường thành tế bào ung thư có thể do lối sống, môi trường hoặc di truyền. Bài viết này sẽ tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa ung thư.
Đăng ký trực tuyến