Đau đầu vận mạch : Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thứ sáu, 22/03/2024 | 09:15

Đau nửa đầu Migraine, hay còn gọi là đau đầu vận mạch, là một loại đau thường xảy ra ở một bên đầu, có tính chất như mạch đập, thường kèm theo buồn nôn, nôn và tăng nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng động.

01711074418.jpeg
Đau đầu vận mạch thường xảy ra ở một bên đầu

Đau đầu vận mạch có những triệu chứng gì?

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau nửa đầu Migraine, hay còn gọi là đau đầu vận mạch, là một loại đau đầu mạnh thường xuất hiện ở một bên. Bệnh thường phát sinh từ giai đoạn học sinh đến tuổi trẻ. Nguyên nhân của đau đầu Migraine hiện vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng có sự ảnh hưởng từ gen và các yếu tố môi trường. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự mất cân bằng của một số chất hóa học trong não, bao gồm Serotonin, gây giảm nồng độ serotonin trong cơn đau, làm kích thích dây thần kinh sinh ba, dẫn đến cơn đau đầu.

Trước khi cơn đau đầu xảy ra, một số người bệnh có thể trải qua các dấu hiệu tiền triệu như sau:

  • Thị giác bất thường: thấy tia chớp sáng, nhấp nhô. Có thể gặp trường hợp mất thị lực tạm thời.
  • Cảm giác, vận động hoặc phát âm bất thường.
  • Những triệu chứng này thường kéo dài từ 20 đến 60 phút.

Trong khi cơn đau đầu diễn ra, người bệnh thường trải qua các triệu chứng sau:

  • Đau từ vùng thái dương và trước trán.
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc chóng mặt.
  • Đau nhức nhối theo nhịp đập của mạch.
  • Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
  • Đau đầu tăng khi di chuyển.
  • Cơn đau có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ nếu không được điều trị.

Đau đầu vận mạch và các yếu tố nguy cơ

Dưới đây là các yếu tố có thể gây ra cơn đau đầu Migraine:

  • Sự biến động của hormone nữ: Một số phụ nữ thường gặp cơn đau đầu trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Các loại thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến tần suất cơn đau.
  • Thức ăn: Socola, phô mai, thực phẩm đóng hộp và các chất phụ gia như monosodium glutamate có thể gây ra cơn đau đầu.
  • Đồ uống: Rượu vang, các loại đồ uống chứa nhiều caffein cũng có thể gây ra cơn đau đầu.
  • Stress và căng thẳng từ công việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Thể trạng không tốt, thay đổi thời tiết hoặc thay đổi áp suất không khí đột ngột có thể gây ra đau đầu.
  • Thay đổi nhịp sinh học: Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, và hoạt động vận động thể lực mạnh có thể gây ra cơn đau đầu ở một số người.

Bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?

11711074418.jpeg
Đau đầu vận mạch nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, bệnh đau đầu Migraine gây ra những cơn đau đầu kéo dài, làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và giảm khả năng làm việc. Nếu tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên, có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý, làm đảo lộn công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Việc sử dụng thuốc giảm đau mà không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như viêm loét hoặc lạm dụng thuốc giảm đau.

Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, đau đầu Migraine có thể dẫn đến trầm cảm, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

Hãy lưu ý rằng khi xuất hiện những cơn đau đầu kéo dài, điều quan trọng là nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị bệnh sớm nhất.

Phương pháp điều trị và phòng tránh tình trạng đau đầu vận mạch

Điều trị đau đầu vận mạch

Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đau đầu Migraine, việc quan trọng là tới cơ sở y tế đáng tin cậy để kiểm tra và điều trị phù hợp. Điều trị có thể bao gồm việc sử dụng thuốc cắt cơn đau và thuốc dự phòng.

Để giảm đau đầu, có thể sử dụng các loại thuốc như paracetamol, NSAIDs và triptan. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng chúng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc hoặc các tác dụng không mong muốn.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung nhiều rau xanh và các dưỡng chất như kẽm, sắt, magiê, vitamin K, B6 vào khẩu phần ăn hàng ngày. Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích và tránh hút thuốc lá.

Để phòng tránh đau đầu, bạn nên sống và làm việc trong môi trường thoải mái, tránh căng thẳng và lo lắng. Hạn chế công việc đòi hỏi tư duy và thể lực quá mức. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tránh tiêu thụ các thức ăn hoặc đồ uống chứa chất tyramine như trứng, sữa, bia, rượu, vì chúng có thể gây ra cơn đau đầu. Phụ nữ cần chú ý đến các thay đổi nội tiết như thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh.

Để bảo vệ sức khỏe, người bị đau đầu nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để được khám và tư vấn điều trị phù hợp, cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Thông thường, khám sức khỏe tổng quát nên được thực hiện mỗi 6 tháng một lần.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bệnh tay chân miệng : Dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa

Bệnh tay chân miệng : Dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Bệnh có thể nặng và gây nhiễm độc thần kinh nếu không được phát hiện kịp thời. Vì vậy, nhận biết dấu hiệu tay chân miệng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Medrol là thuốc gì? Tác dụng ta sao?

Medrol là thuốc gì? Tác dụng ta sao?

Thuốc Medrol, chứa hoạt chất methylprednisolone, được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều vấn đề như viêm khớp, dị ứng nặng, rối loạn máu, bệnh da, mắt, hệ miễn dịch và ung thư. Bác sĩ thường chỉ định thuốc này để giảm viêm, dị ứng và điều chỉnh phản ứng miễn dịch.
Tìm hiểu về cây nhãn và công dụng dược liệu

Tìm hiểu về cây nhãn và công dụng dược liệu

Long nhãn là một loại dược liệu phổ biến trong Đông y, đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý, long nhãn dùng điều trị bệnh nhiều loại. Với khả năng an thần, có thể tăng cường sức khỏe, long nhãn đã được chứng minh là mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
Lao phổi : Các di chứng sau điều trị bạn nên lưu ý

Lao phổi : Các di chứng sau điều trị bạn nên lưu ý

Lao phổi là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Người bệnh cần kiên trì điều trị để tránh biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi điều trị, nhiều người vẫn có thể gặp phải các di chứng. Vậy những di chứng sau khi điều trị lao phổi là gì?
Đăng ký trực tuyến