Thuốc trị mụn là gì? Các dạng bào chế và cách dùng an toàn

Thứ sáu, 17/01/2025 | 09:16

Hiện nay, thuốc trị mụn trên thị trường đa dạng về dạng bào chế và thành phần. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, chị em nên thăm khám da liễu và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ.

01737080546.jpeg
Thuốc trị mụn là những sản phẩm giúp giảm tiết dầu, làm dịu sưng viêm và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng

Tìm hiểu về thuốc trị mụn

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thuốc trị mụn là những sản phẩm giúp giảm tiết dầu, làm dịu sưng viêm và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng. Với thuốc kê đơn, hiệu quả thường không thấy ngay lập tức, người dùng cần kiên nhẫn chờ đợi ít nhất từ 4 đến 8 tuần, hoặc có thể lâu hơn.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc trị mụn đa dạng. Tùy thuộc vào tình trạng mụn, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp.

Các dạng bào chế thuốc trị mụn

Bào chế dạng bôi ngoài da

Thuốc trị mụn dạng kem bôi thích hợp cho mụn mới hình thành hoặc mụn trứng cá nhẹ. Bên cạnh kem, thuốc trị mụn cũng có dạng gel, nước. Các sản phẩm này thường dùng vào buổi sáng hoặc tối. Một số thuốc trị mụn bôi ngoài da phổ biến bao gồm:

  • Axit Salicylic: Giúp giảm bít tắc lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn mới. Sản phẩm không kê đơn có nồng độ từ 0.5% đến 2%.
  • Benzoyl Peroxide: Loại bỏ vi khuẩn gây mụn, dầu thừa và tế bào chết. Sản phẩm không kê đơn có nồng độ từ 2.5% đến 10%. Nên chọn nồng độ 2.5% khi mới dùng để tránh kích ứng.
  • Retinoids: Giảm tế bào chết, ngăn cặn bã trong nang lông, giảm hình thành mụn. Phụ nữ mang thai nên tránh sản phẩm chứa Retinoids.
  • Kem kháng sinh: Chứa thành phần kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm mụn.
  • Axit Azelaic: Ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và sự phát triển của vi khuẩn. Sản phẩm không kê đơn thường có nồng độ 10%.

Bào chế dạng viên uống

Ngoài dạng bôi ngoài, thuốc trị mụn còn có dạng viên uống, chủ yếu chỉ định cho mụn toàn thân. Bạn có thể phải kết hợp cả viên uống và thuốc bôi ngoài. Hai loại thuốc uống phổ biến là:

  • Thuốc kháng sinh: Kê đơn để ngăn vi khuẩn, giảm tiết bã nhờn. Chỉ dùng khi thuốc bôi ngoài không hiệu quả.
  • Thuốc tránh thai: Dành cho mụn nặng không đáp ứng với kháng sinh. Chỉ dùng khi có chỉ định bác sĩ và tránh khi mang thai.
11737080546.jpeg
Các dạng thuốc trị mụn phổ biến

Nên dùng dạng thuốc trị mụn nào?

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, việc lựa chọn thuốc trị mụn dạng bôi ngoài hay viên uống phụ thuộc vào tình trạng mụn và đặc điểm cơ địa của từng người. Các tiêu chí quan trọng khi chỉ định phương pháp điều trị bao gồm:

  • Mức độ phát triển và chủng loại mụn.
  • Đặc điểm da (da dầu, khô, hỗn hợp).
  • Mức độ ảnh hưởng của mụn đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Yêu cầu về vẻ ngoài.
  • Khả năng liền sẹo của cơ địa.
  • Khả năng đáp ứng điều trị.
  • Một số vấn đề sức khỏe liên quan.

Trong đó, chủng loại mụn là yếu tố quyết định lớn. Cụ thể:

  • Mụn không viêm: Điều trị tại chỗ là phương pháp ưu tiên. Bác sĩ có thể chỉ định Retinoid để loại bỏ bã nhờn, tế bào chết. Các thuốc bôi như Tazarotene, Tretinoin cũng có thể được cân nhắc.
  • Mụn viêm: Mụn đỏ lớn, mụn nang thường khó điều trị bằng thuốc bôi ngoài. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống để tiêu diệt vi khuẩn từ bên trong và thúc đẩy liền sẹo, kết hợp với thuốc bôi ngoài.

Với mụn nhẹ hoặc trung bình (mụn đầu trắng, đầu đen), điều trị đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, mụn nang, mụn viêm sẽ yêu cầu quá trình điều trị phức tạp hơn.

Ngoài thuốc bôi ngoài và thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp trị mụn tại phòng khám như:

  • Liệu pháp ánh sáng: Tia laser, ánh sáng xanh, IPL giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và đẩy lùi nhiễm trùng.
  • Bóc tách da hóa học và mài mòn: Loại bỏ lớp da chết ngoài cùng, giúp trị mụn đầu trắng, đầu đen.

Người bị mụn khi nào nên đi khám?

Nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ, thường tự điều trị mụn tại nhà bằng kem bôi hoặc thuốc uống. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả lâu dài và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đến khám da liễu để được bác sĩ tư vấn phương pháp trị mụn phù hợp. Ngoài ra, nếu gặp các triệu chứng bất thường trên da, bạn cần chủ động thăm khám, đặc biệt khi:

  • Mụn đỏ xuất hiện ở vùng mặt, ngực, lưng...
  • Da nổi mụn trứng cá đỏ hoặc viêm nang lông.
  • Mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn khi sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc Steroid.
  • Da bị viêm, nổi nốt sần, mụn ở thể trung bình hoặc nặng.
  • Đã sử dụng các sản phẩm trị mụn không kê đơn hoặc phương pháp điều trị trên 3 tháng nhưng không thấy cải thiện.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc trị mụn
Đau bụng kinh uống gì để giảm đau hiệu quả?

Đau bụng kinh uống gì để giảm đau hiệu quả?

Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng kinh thường gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị em. Vậy, nên uống gì và tránh uống gì khi bị đau bụng kinh?
Thuốc trị mụn là gì? Các dạng bào chế và cách dùng an toàn

Thuốc trị mụn là gì? Các dạng bào chế và cách dùng an toàn

Hiện nay, thuốc trị mụn trên thị trường đa dạng về dạng bào chế và thành phần. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, chị em nên thăm khám da liễu và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh lý hô hấp cần được chú ý, vì nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc dùng thuốc điều trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp trẻ ổn định và phục hồi nhanh chóng.
Những loại thuốc ho phổ biến và lưu ý quan trọng khi dùng

Những loại thuốc ho phổ biến và lưu ý quan trọng khi dùng

Ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường thở, nhưng nếu ho kéo dài, bạn nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng.
Đăng ký trực tuyến