Dinh dưỡng phù hợp cho người bị đau dạ dày là gì?

Thứ sáu, 01/12/2023 | 09:44

Bệnh đau dạ dày ngày nay được coi là một căn bệnh phổ biến, mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày đang trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh đau dạ dày ngày càng phát triển.

01701399051.jpeg
Bệnh đau dạ dày đang là căn bệnh phổ biến hiện nay

Nguyên nhân gây ra bệnh đau đạ dày

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến ở người Việt. Các nguyên nhân chính gây ra bệnh này bao gồm:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gần 80% người mắc bệnh loét dạ dày do vi khuẩn HP. Khoảng 25% người nhiễm khuẩn này không gặp vấn đề cho đến khi thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Lạm dụng thuốc Tây: Sử dụng kháng sinh với liều lượng cao có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Thuốc giảm đau cũng làm giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày.
  • Stress: Căng thẳng kéo dài có thể gây co bóp dạ dày, kích thích tăng acid dịch vị, làm mất cân bằng độ PH và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc lá, rượu bia, chất kích thích: Nicotine tăng acid dạ dày, cản trở quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc. Cồn trong rượu bia cũng làm hại niêm mạc dạ dày và giảm chức năng hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Thói quen xấu: Ăn quá no hoặc quá đói, kết hợp với việc làm nhiều việc khác nhau như đọc sách, xem TV khi ăn, hay ăn quá muộn cũng gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến loét.

Bệnh đau dạ dày xuất hiện những triệu chứng gì?

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây, có thể bạn đang mắc bệnh đau dạ dày:

  • Cảm giác ăn không ngon, chướng bụng: có thể do tiêu hóa không ổn định.
  • Ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị: do lượng acid dư thừa đẩy lên khoang miệng.
  • Buồn nôn: do thức ăn không tiêu hóa được đẩy ra ngoài.
  • Xuất huyết dạ dày: biểu hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Đau ở vùng thượng vị hoặc phía trên bên trái của bụng, kèm theo cảm giác nóng rát và đau âm ỉ.
  • Ho kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Rối loạn bài tiết phân.

Người bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?

11701399051.jpeg
Người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn đồ ăn cay nóng
  • Hạn chế nước uống có gas hoặc cà phê, thay vào đó, chọn trà thảo mộc hoặc nước lọc.
  • Tránh sử dụng gia vị cay nóng.
  • Ngưng uống bia, rượu và không hút thuốc lá.
  • Phân chia các bữa ăn thành phần nhỏ trong ngày để tránh ăn quá no hoặc đói.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có độ axit cao.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, tránh tiêu thụ trái cây có hương vị chua (như cam, bưởi, chanh, me), cà, giấm, mẻ, một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, gia vị ớt, tỏi và các thực phẩm có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc bảo vệ dạ dày, gây căng thẳng và xay xát cơ bắp dạ dày. Điều này bao gồm các thực phẩm cứng, rau giàu chất xơ, trái cây còn chưa chín (cóc, ổi, xoài, táo), thịt có nhiều gân sụn. Đồng thời, thực phẩm này có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày khi chúng được tiêu hóa, mặc dù dạ dày không chứa thức ăn.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, khó tiêu, và giàu muối như chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích.

Tránh sử dụng sản phẩm từ sữa nếu bạn có triệu chứng khi tiêu thụ lactose. Một số người không thể tiêu hóa lactose, và việc tiếp tục tiêu thụ sản phẩm từ sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.

Thịt đỏ có thể làm tăng sự sản xuất axit trong dạ dày, gây khó khăn trong tiêu hóa.

Thực phẩm cay có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, làm trầm trọng hóa việc viêm dạ dày và gây ra các vết loét. Đối với dạ dày yếu, nên hạn chế thực phẩm cay để bảo vệ sức khỏe của dạ dày.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

 

Từ khóa: đau dạ dày
Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Viêm da cơ địa do cơ địa dị ứng và rối loạn miễn dịch gây ra, dù không nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa rát, khó chịu. Trong trường hợp nặng, thuốc bôi đặc trị là giải pháp hiệu quả.
Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Ngọc Nữ Biển là một vị thuốc được sử dụng trong đông y có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, phong thấp, đau lưng, đau dây thần kinh hông,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của dược liệu này nhé.!
Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Râu rồng là một loại thảo mộc thường được dùng trong Đông y điều trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương, đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của Râu rồng nhé.!
Lợi ích của cây Đơn kim đồi với sức khoẻ

Lợi ích của cây Đơn kim đồi với sức khoẻ

Đơn kim là vị thuốc quý được sử dụng trong đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm dạ dày, viêm ruột, đau khớp, trĩ và sốt rét,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của đơn kim nhé.!
Đăng ký trực tuyến