Dùng thuốc say xe thế nào cho đúng? Bí kíp giảm say xe

Thứ ba, 11/02/2025 | 09:46

Do say tàu xe, việc di chuyển bằng các phương tiện này trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Các loại thuốc say xe giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu, nhưng bạn đã sử dụng đúng cách chưa? Cùng tìm hiểu cách dùng thuốc say xe hiệu quả trong bài viết dưới đây!

01739242412.jpeg
Thuốc say xe giúp giảm bớt các triệu chứng say tàu xe

Một số loại thuốc say xe thường gặp

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, không có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm chứng say tàu xe, mà chỉ có thuốc giúp giảm thiểu và kiểm soát tình trạng này. Trong đó, thuốc kháng histamin và kháng cholinergic là hai nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để giảm triệu chứng say xe hiệu quả.

Thuốc kháng histamin

Bên cạnh tác dụng điều trị dị ứng, thuốc kháng histamin còn giúp kiểm soát chứng say tàu xe khá hiệu quả. Chúng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các biện pháp khác và có cả dạng kê đơn lẫn không kê đơn. Tùy vào từng loại thuốc mà liều lượng và đường dùng sẽ khác nhau.

Một số thuốc kháng histamin thường được sử dụng để chống say xe gồm promethazine, diphenhydramine, dimenhydrinate, meclizine,… Thông thường, các loại thuốc này có dạng viên uống và nên dùng trước 30 - 60 phút khi di chuyển bằng tàu xe.

Tuy nhiên, thuốc kháng histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, mờ mắt, nhưng những triệu chứng này sẽ giảm dần sau khi ngừng thuốc.

Thuốc kháng cholinergic

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh điều khiển các hoạt động không tự chủ như tiết nước bọt, tiêu hóa,… Trong đó, miếng dán scopolamine là loại thuốc kháng cholinergic phổ biến nhất để điều trị say xe.

Miếng dán được gắn vào vùng sau tai khoảng 4 giờ trước khi di chuyển và có thể kéo dài tác dụng đến 72 giờ, giúp hạn chế buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng say xe khác.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải gồm buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ hoặc kích ứng da tại vị trí dán.

Lưu ý khi sử dụng thuốc say xe

  • Tránh uống rượu bia khi đang sử dụng thuốc, vì có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Một số thuốc say xe có thể tương tác với các loại thuốc khác như thuốc giảm đau, hạ sốt (Ibuprofen, Tylenol,...), cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Nếu xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Cách cải thiện tình trạng nếu không có thuốc say xe

11739242412.jpeg
Cách cải thiện triệu chứng khi không có thuốc say xe

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, ngoài việc sử dụng thuốc để giảm triệu chứng say tàu xe, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên sau để hạn chế tình trạng này:

Các biện pháp giúp giảm say xe hiệu quả

  • Lựa chọn vị trí ngồi phù hợp: Hãy chọn chỗ ngồi ở hàng ghế đầu, gần cửa sổ trên tàu, xe ô tô hoặc phía trước thuyền để giảm cảm giác khó chịu.
  • Nhìn thẳng về phía trước: Tập trung vào một điểm cố định trước mắt thay vì nhìn xung quanh để tránh chóng mặt, đau đầu.
  • Tận hưởng không khí trong lành: Nếu có thể, mở cửa sổ ô tô để hít thở không khí giúp giảm buồn nôn.
  • Thư giãn tinh thần: Hít thở sâu, nhắm mắt hoặc nghe nhạc thư giãn để đánh lạc hướng cảm giác say xe.
  • Dùng gừng: Sử dụng trà gừng, kẹo gừng hoặc đơn giản là cắt một lát gừng tươi và hít mùi hăng cay để giảm buồn nôn.
  • Sử dụng vỏ cam, vỏ quýt: Bóp nhẹ vỏ cam/quýt trước mũi để tinh dầu bốc ra, giúp át mùi xe và tạo cảm giác thư giãn.
  • Thoa dầu gió: Xoa dầu gió vào huyệt phong trì (phía hõm sau mang tai) và huyệt thái dương, hoặc nhỏ vài giọt vào rốn rồi che lại bằng băng gạc để hạn chế cảm giác say xe.
  • Day ấn huyệt nội quan: Dùng ngón cái day vào huyệt nội quan (nằm ở mặt trong cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay khoảng 3cm) để giảm buồn nôn.
  • Ngủ đủ giấc trước khi di chuyển: Nghỉ ngơi đầy đủ trước ngày đi giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế say xe.

Những điều cần tránh khi đi tàu xe

  • Không đọc sách, xem phim hay dùng thiết bị điện tử: Điều này có thể gây chóng mặt, đau đầu và làm tăng cảm giác buồn nôn.
  • Hạn chế nhìn xung quanh: Tránh quan sát các vật thể di chuyển nhanh hai bên đường để giảm chóng mặt.
  • Không để bụng đói hoặc ăn quá no: Trước khi đi tàu xe, nên ăn nhẹ, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo và không uống rượu bia để tránh đầy bụng, khó tiêu.

Hiệu quả của các phương pháp trên tùy thuộc vào từng người, vì vậy bạn hãy lựa chọn cách phù hợp nhất với mình. Nếu sử dụng thuốc say xe, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn và nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, nên ngừng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc say xe
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến