Các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến và hiệu quả

Thứ hai, 16/12/2024 | 09:10

Thuốc trị tiêu chảy là giải pháp hiệu quả giúp nhanh chóng kiểm soát tiêu chảy, ngăn ngừa mất nước và điện giải, đồng thời bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến được sử dụng.

01734315485.jpeg
Thuốc trị tiêu chảy là giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy nhanh chóng

Nguyên nhân và triệu chứng khi bị tiêu chảy

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Bệnh được phân thành hai loại chính:

  • Tiêu chảy cấp tính: Kéo dài 1-2 ngày, thường thuyên giảm nhanh trong vòng 1 tuần.
  • Tiêu chảy mạn tính: Diễn ra từ 2-4 tuần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ngoài triệu chứng đi ngoài nhiều lần với phân lỏng, người bệnh còn có thể gặp đầy hơi, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, hoặc đi tiểu gấp.

Khi nào cần đến cơ sở y tế?

Người bệnh cần được cấp cứu kịp thời nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc biến chứng như:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày liên tục.
  • Cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn.
  • Sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Phân đen, sống, hoặc lẫn máu.
  • Mệt mỏi, suy kiệt, chóng mặt, tim đập nhanh.
  • Biểu hiện mất nước nặng: khát nước, nước tiểu sẫm màu.
  • Nôn mửa liên tục.

Nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy:

Nhiễm trùng đường ruột: Virus, vi khuẩn (như Salmonella, tụ cầu khuẩn), ký sinh trùng thường lây qua thực phẩm kém vệ sinh, đồ ăn tái sống (gỏi cá, rau sống).

Thực phẩm và điều kiện vệ sinh kém: Vi khuẩn dễ xâm nhập qua thức ăn bảo quản không đúng cách hoặc môi trường sống, nhà vệ sinh bẩn.

Dị ứng thực phẩm: Lactose trong sữa là nguyên nhân phổ biến.

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Do dùng kháng sinh kéo dài làm giảm vi khuẩn có lợi, gây rối loạn tiêu hóa.

Bệnh lý tiêu hóa: Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, hoặc các rối loạn tiêu hóa khác cũng là nguyên nhân tiềm ẩn.

11734315485.jpeg
Nguyên nhân gây tiêu chảy

Một số loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, dùng thuốc là phương pháp phổ biến để điều trị tiêu chảy hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:

  • Berberin: Thành phần thảo dược với công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Thuốc có dạng viên nén bọc đường và không bọc đường. Lưu ý, dạng bọc đường không phù hợp với người bệnh tiểu đường.
  • Loperamid: Dành cho tiêu chảy mạn tính hoặc không rõ nguyên nhân, giúp giảm tiết dịch tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, giảm số lần đi ngoài và làm phân đóng khuôn. Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Diphenoxylate: Sử dụng khi tiêu chảy kèm đau bụng, giúp giảm nhu động ruột, làm chậm quá trình mất nước và phân lỏng.
  • Codein: Thành phần chính là Codein phosphat, thuốc này giảm nhu động ruột và đau bụng, phù hợp với tiêu chảy kèm đau quặn bụng.
  • Racecadotril: Thường dùng trong tiêu chảy cấp, thuốc ức chế Enkephalinase, giảm tiết dịch tiêu hóa, hạn chế mất nước và chất điện giải. Thuốc có dạng viên nang, viên nén, hoặc dịch uống.
  • Smecta: Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm kích thích gây tiêu chảy, tăng hấp thụ nước, và phòng ngừa vi khuẩn, virus tấn công.
  • Pepto Bismol: Chứa Bismuth subsalicylate, thuốc này hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, hạn chế số lần đi ngoài và cải thiện triệu chứng buồn nôn, ợ nóng. Dùng cho tiêu chảy cấp.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc nếu tiêu chảy kèm phân lẫn máu, dịch nhầy, sốt cao, dị ứng aspirin, hoặc loét dạ dày. Trẻ em bị cúm, sốt, thủy đậu, kèm tiêu chảy cũng không nên dùng.

Cần lưu ý gì khi chăm sóc người bệnh tiêu chảy?

Để hỗ trợ quá trình điều trị tiêu chảy hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Bù nước và điện giải: Tiêu chảy dễ khiến cơ thể mất nước và điện giải, nếu không được bù kịp thời có thể dẫn đến sốc, thậm chí đe dọa tính mạng. Nên bổ sung nước điện giải hoặc men vi sinh từ sữa chua và thực phẩm giàu lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa nhiễm trùng và giúp hồi phục nhanh. Lưu ý, không nhầm lẫn men vi sinh với men tiêu hóa.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp và tránh thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, rượu bia.

Trên đây là những thông tin tham khảo về điều trị tiêu chảy. Khi xuất hiện triệu chứng, không tự ý dùng thuốc, đặc biệt nếu bệnh trở nặng, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: tiêu chảy
Các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến và hiệu quả

Các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến và hiệu quả

Thuốc trị tiêu chảy là giải pháp hiệu quả giúp nhanh chóng kiểm soát tiêu chảy, ngăn ngừa mất nước và điện giải, đồng thời bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến được sử dụng.
Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Chàm da là bệnh da liễu phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, liên quan đến cơ địa và thời tiết. Đây là bệnh khó chữa, nếu không được điều trị đúng cách có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc chọn thuốc điều trị phù hợp là rất quan trọng.
6 cách giải độc gan đơn giản và hiệu quả

6 cách giải độc gan đơn giản và hiệu quả

Gan có chức năng chính là đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Việc làm sạch và giải độc gan là giúp gan khoẻ mạnh, tăng cường chức năng thải độc gan và tránh các bệnh lý về gan như rối loạn chức năng gan, suy gan, viêm gan, ung thư gan.
Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Cây Sa nhân tím, loại cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi, được biết đến với vị cay, tính ấm, có nhiều tác dụng hữu ích trong y học cổ truyền. Dược liệu này được sử dụng để hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, và kích thích quá trình tiêu hóa.
Đăng ký trực tuyến