Hăm da ở trẻ : Điều trị và cách phòng ngừa

Thứ ba, 02/07/2024 | 09:48

Hăm da ở trẻ là tình trạng phổ biến, có nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau tùy vào từng trường hợp. Dù không nguy hiểm, nhưng nó có thể khiến trẻ đau đớn và quấy khóc. Vậy hăm da là gì và cha mẹ nên xử trí thế nào khi con bị hăm?

01719889038.jpeg
Hăm da ở trẻ là tình trạng phổ biến

Tìm hiểu về bệnh hăm da ở trẻ

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hăm da là bệnh do nấm, vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn gây ra, thường xuất phát từ thói quen mặc quần áo chật và bí mồ hôi. Tình trạng này làm xuất hiện vùng da đỏ, có thể kèm nốt phỏng nhẹ, ngứa và có vảy.

Da của trẻ sơ sinh và nhỏ tuổi đang trong giai đoạn phát triển nên màng bảo vệ còn mỏng manh, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, có thể gây ra:

  • Da có vùng ửng đỏ kèm theo nốt mẩn ngứa thành mảng, sần và nổi cao hơn so với bề mặt da.
  • Sau 1-2 ngày có thể xuất hiện mụn nước nhỏ, rát và ngứa.
  • Trẻ càng gãi càng làm mụn nước vỡ ra, tăng nguy cơ viêm nhiễm da.

Hăm da ở trẻ cần được xử lý như thế nào?

Nguyên tắc cần nhớ

Nếu cha mẹ đã biết triệu chứng hăm da và nhận diện con mình bị hăm, cần ghi nhớ các nguyên tắc sau khi chăm sóc và trị hăm da cho con:

  • Luôn giữ vùng da bị hăm thông thoáng, tránh bám đọng mồ hôi.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da ở các ngấn, kẽ để tránh kích ứng.
  • Loại bỏ các tác nhân gây kích ứng da như: chất thải cơ thể, mồ hôi, quần áo, bụi vải,...
  • Sử dụng kem dưỡng để tái tạo và phục hồi da cho con.
  • Dùng kem trị hăm để ngăn ngừa tái phát.

Phương pháp chăm sóc hăm da ở trẻ

Để đạt hiệu quả trong điều trị hăm da cho trẻ, cần chăm sóc da đầy đủ và đúng cách. Các phương pháp chăm sóc da phù hợp bao gồm:

  • Tắm trẻ bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ, không chà xát vùng da bị hăm, và sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch trước khi thay tã.
  • Chọn bỉm có kích thước phù hợp với vòng bụng và mông của trẻ để tránh cọ xát và ứ đọng mồ hôi.
  • Giảm thiểu thời gian mặc bỉm cho trẻ.
  • Kiểm tra bỉm và vải đang dùng, nếu gây hăm da thì cần thay loại khác ngay.
  • Sử dụng kem chứa chất kháng nấm, kẽm và steroids để cải thiện tình trạng hăm da cho trẻ.
11719889038.jpeg
Phương pháp điều trị hăm da ở trẻ

Khi nào cần điều trị hăm da?

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, hầu hết các trường hợp hăm da ở trẻ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và ít khi cần điều trị tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp các tình trạng sau, nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý:

  • Đã áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp nhưng tình trạng hăm da không cải thiện sau 5 - 7 ngày.
  • Hăm da lan rộng trên nhiều vùng da.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như: rỉ dịch, mủ, đóng vảy,...
  • Da nổi mẩn đỏ kèm theo sốt hoặc bị tiêu chảy trên 48 giờ.

Cách trị hăm da tại nhà

Cha mẹ có thể dùng các sản phẩm kem như Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi để dưỡng ẩm, phục hồi và tái tạo da khi trẻ bị hăm. Nên bắt đầu sử dụng ngay khi phát hiện dấu hiệu hăm da.

Khi nào cần đến bác sĩ da liễu?

Nếu đã dùng kem trị hăm và chăm sóc da đúng cách nhưng không cải thiện hoặc trầm trọng hơn, trẻ cần gặp bác sĩ da liễu. Các loại thuốc thường dùng:

  • Kem chống viêm corticoid: Giảm dị ứng, sưng như cortisol, bôi 1-2 lần/ngày trong 5-7 ngày.
  • Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, gentamycin, cefazolin dùng điều trị hăm da dị ứng hoặc chàm, theo chỉ định của bác sĩ, trong 7-10 ngày.

Kháng sinh có nhiều tác dụng phụ vì thế không nên tự ý dùng.

Trường hợp đặc biệt

Trong các trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể kết hợp thuốc bôi với thuốc kháng sinh uống như flucloxacillin, erythromycin để đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng ngừa hăm da ở trẻ em

Hăm da ở trẻ em không khó xử lý nhưng dễ tái phát. Để phòng ngừa tình trạng này, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh ngay sau khi trẻ đi vệ sinh: Lập tức vệ sinh sạch sẽ và để mông trẻ khô thoáng trước khi mặc bỉm.
  • Giảm sử dụng bỉm: Để mông trẻ được thông thoáng thường xuyên.
  • Rửa tay sạch: Trước và sau khi thay bỉm để phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Chọn tã ít hóa chất: Lựa chọn loại tã lót có ít hóa chất và không có chất tạo mùi.
  • Thay tã thường xuyên: Thay tã cho trẻ sau mỗi 3 - 4 giờ.
  • Giặt sạch đồ mới mua: Các đồ dùng bằng vải mới mua cho trẻ cần được giặt sạch và phơi khô trước khi sử dụng.
  • Chọn quần áo thoáng mát: Cho trẻ mặc các loại quần áo có khả năng hút nước tốt và thoáng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: hăm da ở trẻ
Bí xanh - Thực phẩm vàng cho sức khoẻ

Bí xanh - Thực phẩm vàng cho sức khoẻ

Bí xanh không chỉ là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn là vị thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc, tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe tim mạch,….
Nguyên nhân gây dị ứng và các loại thuốc điều trị phổ biến

Nguyên nhân gây dị ứng và các loại thuốc điều trị phổ biến

Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch với tác nhân lạ, gây triệu chứng như phát ban, hắt hơi, nổi mề đay,... Tình trạng này có thể tự khỏi hoặc cần dùng thuốc nếu nặng hơn. Vậy thuốc dị ứng có an toàn và gồm những nhóm nào?
CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ CỦA LUTEIN TRONG CƠ THỂ

CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ CỦA LUTEIN TRONG CƠ THỂ

Lutein là một carotenoid có đặc tính chống viêm đã được báo cáo. Một lượng lớn bằng chứng cho thấy có một số tác dụng của lutein có lợi, đặc biệt là đối với sức khỏe mắt.
Bột sắn dây: Lợi ích của bột sắn dây đối với sức khoẻ

Bột sắn dây: Lợi ích của bột sắn dây đối với sức khoẻ

Bột sắn dây là một trong những món quà thiên nhiên ban tặng cho con người vì công dụng tuyệt vời với sức khỏe, giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể, tiêu độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, làm cho ra mồ hôi, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu….
Đăng ký trực tuyến