Viêm da mủ hoại thư : Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thứ bảy, 29/06/2024 | 15:21

Viêm da mủ hoại thư được đặc trưng bởi những vết loét trên da, gây đau đớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc sử dụng thuốc và chăm sóc vết thương đúng cách có thể giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

01719650228.jpeg
Viêm da mủ hoại thư gây đau đớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm da mủ hoại thư

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, viêm da mủ hoại thư là bệnh hiếm gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, nhất là người từ 20 đến 50 tuổi. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Ban đầu, trên da xuất hiện các vết sưng nhỏ màu đỏ, tương tự vết nhện cắn. Sau vài ngày, các vết này phát triển thành các vết loét gây đau đớn.
  • Vết loét có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, thường thấy nhiều nhất là ở chân. Chúng cũng có thể xuất hiện xung quanh vùng đã phẫu thuật và có thể hợp nhất lại thành vết loét lớn hơn nếu chúng gần nhau.
  • Các dấu hiệu khác có thể xuất hiện tùy theo cơ địa của mỗi người. Vì vậy, nếu có biểu hiện bất thường hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Tại sao lại mắc viêm da mủ hoại thư?

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm da mủ hoại thư. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc bệnh này thường đi kèm với một số bệnh tự miễn khác như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hay viêm khớp dạng thấp. Một số nghiên cứu còn cho rằng bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm da mủ hoại thư bao gồm:

  • Độ tuổi và giới tính: Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng những người từ 40 đến 50 tuổi có nguy cơ cao nhất.
  • Những người mắc bệnh viêm ruột, viêm đa khớp dạng thấp, hoặc ung thư máu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khỏe mạnh.

Do các triệu chứng bất thường như vậy, việc chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh là rất khó. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Hiện tại, chưa có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán viêm da mủ hoại thư. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán bằng cách loại trừ các rối loạn tương tự dựa trên đánh giá lâm sàng, tiền sử bệnh và các xét nghiệm khác như sinh thiết để đánh giá vùng da bị bệnh.

Làm thế nào để điều trị viêm da mủ hoại thư?

11719650228.jpeg
Các điều trị tình trạng viêm da mủ hoại thư

Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, mục đích điều trị viêm da mủ hoại thư là giảm viêm, giảm đau và kích thích quá trình lành vết thương da. Thời gian điều trị cho mỗi bệnh nhân có thể khác nhau, phụ thuộc vào độ sâu của các vết loét trên da. Nhiều trường hợp đòi hỏi điều trị tích cực trong vài tháng để có thể chữa khỏi bệnh, trong khi đó, có những trường hợp chỉ cần điều trị trong vài tuần. Bệnh nhân có thể cần nhập viện để được chăm sóc chuyên sâu cho các tổn thương trên da.

Phương pháp điều trị viêm da mủ hoại thư

Việc điều trị có thể gây sẹo và thường xuyên phát triển vết loét mới mặc dù đã điều trị thành công các tổn thương cũ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông thường:

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc Corticosteroid liều cao: Dạng bôi, tiêm hoặc uống, theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như mất xương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thông thường, khi vết thương bắt đầu lành, liều thuốc sẽ được giảm để giảm thiểu tác dụng phụ.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Dạng bôi, uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau: Liều lượng và loại thuốc thay đổi tuỳ theo triệu chứng và từng trường hợp cụ thể.

Chăm sóc vết thương:

Chăm sóc và bảo vệ các vết loét một cách cẩn thận, có thể sử dụng gạc ẩm để giữ vùng da tổn thương trong điều kiện tốt nhất.

Nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ vì khi dùng các thuốc điều trị viêm da mủ hoại thư, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ yếu và dễ bị nhiễm trùng.

Phẫu thuật:

  • Nếu các phương pháp trên không thành công, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để loại bỏ các mô chết. Tuy nhiên, không khuyến khích sử dụng phương pháp này do có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và kích thích tái phát vết loét.
  • Ghép da có thể được áp dụng để phủ một miếng da, bao gồm cả da tổng hợp, lên vết thương đã bắt đầu lành.

Chế độ sống lành mạnh cũng giúp cải thiện bệnh. Ngoài ra, hãy tích cực tư vấn với bác sĩ điều trị về mọi vấn đề liên quan và tránh lo lắng quá mức để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến