Hội chứng kém hấp thu ở trẻ, bố mẹ nên làm gì?

Thứ bảy, 28/01/2023 | 11:00

Hiện tượng kén ăn, chọn lọc thức ăn, ăn nhiều không thấy lớn, gầy, nhẹ cân luôn là nỗi ám ảnh của bậc làm cha làm mẹ.

01674879109.jpeg

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ, bố mẹ nên làm gì

Như thế nào là kém hấp thu?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Kém hấp thu là những tổn thương ở giai đoạn hấp thu qua niêm mạc ruột non nên các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như đường, protein, lipid, muối khoáng và vitamin không được hấp thu từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ.

Cơ chế hấp thu các chất

Thức ăn đươc đưa vào cơ thể, nhai kỹ ở miệng, sau đó đi xuống dạ dày được trộn đều các enzyme tiêu hóa, các acid mật , muối mật thành dạng nhũ tương để hấp thu tại niêm mạc ruột non. Thức ăn phải được nghiền nát nhờ việc nhai và co bóp của dạ dày kết hợp với quá trình thủy phân của các enzyme tiêu hóa thì bé mới hấp thu thức ăn được nhiều nhất.

Nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thống miễn dịch còn yếu kém.

Không đủ các enzyme tiêu hóa. Thức ăn không được thuỷ phân và không thể hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu sẽ đi xuống đại tràng và trực tràng phân hủy làm cho đi ngoài phân sống, nặng mùi. Việc không có đủ các enzym cần thiết cho hoạt động tiêu hóa sẽ dẫn đến hiện tượng chọn lọc thức ăn ở trẻ (Ví dụ trẻ không thích ăn cơm khi tuyến nước bọt giảm tiết do trong nước bọt có enzym amylase thủy phân tinh bột,…).

Thấy rõ nhất tình trạng kém hấp thu ở bé xảy ra khi bé nhiễm khuẩn, vi rút, tiêu chảy.

Thức ăn kém đa dạng, không phù hợp với trẻ.

Thiếu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, calci,…

Trẻ bị các bệnh ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tắc ống dẫn mật, hội chứng ruột kích thích,…

Một số trẻ thiếu men lactase làm cho cơ thể không hấp thu được đường lactose có trong thức ăn, sữa.

Biểu hiện bé kém hấp thu

Đi ngoài phân sống, tiêu chảy mạn tính, phân có mùi tanh, có lẫn dầu mỡ.

Cân nặng, chiều cao không tăng, còi xương.

Trẻ chán ăn, chọn lọc thức ăn, không hứng thú với bữa ăn.

Trẻ phản xạ chậm với lời nói, hành động của người khác.

Hiện tượng bụng đầy chướng, ăn không tiêu xảy ra thường xuyên.

Một số trẻ có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, yếu các cơ, chuột rút do thiếu calci, vitamin B1.

Phân loại kém hấp thu

Phân loại kém hấp thu dựa vào chất dinh dưỡng mà cơ thể trẻ không hấp thu được:

1. Khi thiếu enzyme Amylase sẽ dẫn đến kém hấp thu tinh bột.

2. Trường hợp phân có hạt mỡ do thiếu enzyme Lipase trẻ kém hấp thu được chất béo.

3. Kém hấp thu Protein xảy ra khi thiếu Pepsin và các vi khuẩn có lợi ở ruột.

4. Vitamin , khoáng chất được hấp thu dưới sự hỗ trợ của các vi sinh vật có lợi ở đường ruột nên khi thiếu chúng do sử dụng kháng sinh,… sẽ dẫn đến kém hấp thu các chất đó.

Khắc phục kém hấp thu ở trẻ

Trường hợp trẻ mắc các bệnh lý cần phải đi viện kiểm tra và điều trị đúng bệnh, đúng phác đồ.

Thay đổi thực đơn thường xuyên phù hợp với nhu cầu của trẻ, cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển.

11674879109.jpeg

Khắc phục kém hấp thu ở trẻ

Các biện pháp khác:

1. Trẻ trên 12 tháng tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần theo phác đồ của Bộ y tế.

2. Cung cấp các men tiêu hóa cho bé : amylase, lipase, lactose, protease....để hấp thu các chất trong khoảng thời gian ngắn nhất (thường 10 ngày)

3. Bổ sung men vi sinh chứa các lợi khuẩn cần thiết để cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột cho bé. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa nhiều loại vi khuẩn.

4. Để cải thiện tình trạng tiêu hóa cần bổ sung một đợt kẽm cho bé trong 2-3 tháng. Liều lượng tùy thuộc vào tình trạng tiêu hóa của từng bé.

5. Xét nghiệm công thức máu kiểm tra bé có bị thiếu máu không?

6. Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, vui chơi thể dục thể thao để tăng tiêu hóa, tăng kích thích giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Hội chứng kém hấp thu của trẻ rất phổ biến hiện nay, nếu không khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, thể chất của trẻ. Các bậc phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm để có hướng giải quyết phù hợp và nhanh chóng.

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Đăng ký trực tuyến