Hướng dẫn sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng hiệu quả

Thứ năm, 26/12/2024 | 09:54

Nhiệt miệng gây đau rát, ảnh hưởng đến ăn uống và chất lượng cuộc sống. Dùng thuốc chữa nhiệt miệng có thể giảm triệu chứng khó chịu. Bài viết dưới đây giới thiệu các loại thuốc phổ biến và cách sử dụng hiệu quả.

01735181980.jpeg
Nhiệt miệng gây đau rát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Nguyên nhân nào gây ra nhiệt miệng?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Thay đổi hormone ở phụ nữ, thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh, làm giảm chất lượng nước bọt và tạo điều kiện cho virus phát triển trong ming.
  • Căng thẳng gây tăng axit trong miệng, giảm chất lượng nước bọt, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây nhiệt miệng.
  • Hư hại men răng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, kích ứng nướu và gây nhiệt miệng.
  • Các bệnh lý như tiểu đường, viêm nướu và một số bệnh lý nền khác có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nhiệt miệng phát triển.

Các loại thuốc trị nhiệt miệng và cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của thuốc chữa nhiệt miệng

Thuốc chữa nhiệt miệng chủ yếu ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm đau rát và kiểm soát axit trong miệng. Các thành phần trong thuốc giúp cải thiện hiệu quả trong việc giảm triệu chứng nhiệt miệng.

Các dạng thuốc chữa nhiệt miệng phổ biến

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm hỗ trợ chữa nhiệt miệng, bao gồm:

  • Nước súc miệng chứa chất chống khuẩn: Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và kiểm soát axit trong miệng, đồng thời bảo vệ sức khỏe nha khoa.
  • Gel bôi giảm đau: Chứa lidocain và benzocaine, gel giúp giảm đau hiệu quả khi bôi trực tiếp lên vết loét.
  • Miếng dán giảm đau: Dùng để bảo vệ vết loét trong quá trình lành.
  • Thuốc bôi tiêu viêm: Chứa steroid, giúp kháng viêm và thúc đẩy vết loét lành nhanh hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng khi nhiệt miệng có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thuốc uống giảm đau: Dành cho trường hợp nặng, giúp giảm đau và viêm nhiễm.
  • Viên ngậm: Chứa vitamin B, C, kẽm, hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch và làm lành vết loét nhanh hơn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng

11735181980.jpeg
Cách sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng hiệu quả và an toàn

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, để sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý:

  • Chọn đúng thuốc: Các sản phẩm như nước súc miệng, kem bôi, viên sủi,... có những tác dụng khác nhau. Hãy tìm hiểu kỹ để chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng nhiệt miệng.
  • Dùng đúng liều lượng: Mỗi loại thuốc đều có liều lượng khuyến cáo từ nhà sản xuất. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng này hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ thời gian sử dụng: Mỗi loại thuốc có thời gian sử dụng khác nhau. Một số dùng hàng ngày, trong khi một số chỉ dùng khi cần thiết. Người bệnh cần làm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn: Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng, thúc đẩy vết loét lành nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng.

Phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng

Để phòng ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Nếu có thể, dùng nước súc miệng không chứa cồn để duy trì độ ẩm trong miệng và giảm nguy cơ nhiệt miệng. Nên kiểm tra nha khoa định kỳ để bảo vệ khoang miệng hiệu quả.
  • Kiểm soát stress: Stress là một yếu tố thúc đẩy nhiệt miệng. Để giảm stress, bạn nên tham gia các hoạt động thư giãn như yoga, thiền, hoặc tăng cường vận động.
  • Chế độ ăn uống cân đối: Hạn chế thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường, nhất là những loại dễ kích thích tăng tiết nước bọt và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
  • Chữa nhiệt miệng kịp thời: Nếu có dấu hiệu nhiệt miệng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm.

Sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng cần có sự tư vấn của bác sĩ để chọn thuốc phù hợp và dùng đúng liều lượng, thời gian. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng thuốc và chăm sóc sức khỏe răng miệng để phòng ngừa hiệu quả nhiệt miệng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: nhiệt miệng
Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Tìm hiểu các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa và cách sử dụng

Hiện nay, các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa trên thị trường rất đa dạng, được thiết kế phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Làm thế nào để cải thiện khó tiêu ngay tại nhà?

Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng thường gặp liên quan đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy đau tức vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Vậy làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng khó tiêu một cách hiệu quả?
Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Ba mẹ cần lưu ý gì khi dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ?

Thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về tiêu hoá. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ có thực sự tốt không? Nên sử dụng khi nào và lưu ý gì khi dùng?
Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Đăng ký trực tuyến