Hướng dẫn sử dụng và những điều cần biết về thuốc Scopolamine
Thứ sáu, 18/08/2023 | 16:35
Scopolamine là thuốc gì? Thuốc Scopolamine được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Scopolamine trong bài viết dưới đây nhé!
Theo các Dược sĩ Nhà thuốc, Scopolamine là một chất ức chế đối giao cảm tác động trên thụ thể muscarinics (liệt giao cảm), là dẫn chất tự nhiên amine bậc 4. Tác dụng của thuốc trong cơ thể bao gồm giảm tiết dịch, làm chậm dạ dày và ruột và giãn đồng tử.
Ngoài ra, Scopolamine còn được sử dụng để làm giảm buồn nôn, nôn, chóng mặt liên quan đến chứng say tàu xe và phục hồi sau khi gây mê và phẫu thuật. Thuốc cũng có thể được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson, trạng thái cơ co cứng, hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa và các tình trạng khác.
Công dụng của thuốc Scopolamine
Thuốc Scopolamine dùng trong trường hợp say tàu xe, phòng ngừa buồn nôn và nôn do vận động. Scopolamine còn được dùng để điều trị tình trạng buồn nôn sau phẫu thuật.
Ngoài ra, thuốc Scopolamine được dùng trong phẫu thuật với mục đích ức chế tiết dịch. Có thể dùng thuốc Scopolamine để điều trị Parkinson, tuy nhiên đã được thay thế bằng thuốc chủ vận dopamine.
Không nên dùng thuốc Scopolamine nếu
Mẫn cảm với hoạt chất scopolamine hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
Không dùng trên người bị bệnh glaucoma góc đóng.
Đối tượng bị phì đại tuyến tiền liệt và vô niệu.
Người bệnh bị bệnh phổi mãn tính.
Ngoài ra, không nên dùng thuốc trên người bị liệt ruột.
Không những vậy, đối với người mắc tình trạng nhịp tim nhanh thứ phát đến suy tim hoặc nhiễm độc giáp cũng không nên dùng thuốc.
Cách dùng thuốc Scopolamine hiệu quả
Cách dùng
Mỗi miếng dán Scopolamine được bào chế để cung cấp in vivo khoảng 1 mg Scopolamine trong 3 ngày. Chỉ nên dùng 1 miếng dán mỗi lần.
Lưu ý, không nên cắt miếng dán.
Nên dùng các miếng dán cho vùng da ở khu vực ngoài xương.
Sau khi dán miếng dán lên vùng da khô phía sau tai, cần phải rửa tay kỹ bằng xà phòng, nước và lau thật khô.
Khi gỡ, miếng dán cần phải được xử lý trước khi đưa vào môi trường (hỏi bác sĩ/dược sĩ trước để có thể biết rõ thông tin).
Liều dùng
Điều trị tình trạng say tàu xe
Để ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa liên quan đến chứng say tàu xe, sử dụng 1 miếng dán Scopolamine.
Một miếng dán cung cấp được 1 mg Scopolamine trong 3 ngày và nên dán vào vùng không có lông phía sau tai.
Thời điểm dán: ít nhất 4 giờ trước khi có tác dụng chống nôn.
Buồn nôn và nôn mửa sau phẫu thuật
Để ngăn ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, nên sử dụng 1 miếng dán Scopolamine.
Nên dùng miếng dán vào buổi tối trước khi phẫu thuật theo lịch trình, ngoại trừ mổ lấy thai.
Đối với trẻ em bị say tàu xe
Dán cho trẻ 1 miếng dán thẩm thấu qua da Scopolamine 1,5 mg.
Dùng miếng dán phía sau tai.
Thời điểm dùng: ít nhất 4 giờ trước khi đi tàu xe và thay miếng dán mỗi 3 ngày khi cần thiết.
Tác dụng phụ
Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, nên gọi cấp cứu nếu có bất cứ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Các triệu chứng thường gặp khi dùng thuốc:
Đau mắt hoặc đỏ mắt, nhìn thấy vầng hào quang quanh ánh sáng.
Nhìn mờ và tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu.
Lẫn lộn, kích động, cực kỳ sợ hãi, ảo giác, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể gồm:
Buồn ngủ, chóng mặt.
Khô miệng.
Khô hoặc ngứa mắt.
Vấn đề về trí nhớ.
Ngứa hoặc phát ban da nhẹ.
Cảm thấy bồn chồn.
Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Scopolamine
Thuốc chống trầm cảm.
Rượu.
Các thuốc cảm kháng histamine (bao gồm meclizine).
Nhóm thuốc an thần (được sử dụng để làm mất ngủ trị liệu).
Những thuốc giảm đau.
Các thuốc giảm lo âu .
Nhóm thuốc giãn cơ.
Những lưu ý khi dùng thuốc
Hãy thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các hoạt động nguy hiểm khác. Scopolamine nhãn khoa có thể gây mờ mắt. Nếu bị mờ mắt, hãy tránh những hoạt động này.
Cần tuân theo hướng dẫn dùng một cách chính xác để có thể đảm bảo được hiệu quả khi dùng
Các đối tượng sử dụng đặc biệt
Phụ nữ mang thai
Kinh nghiệm dùng trong nhiều năm cho thấy chưa đủ dữ liệu để xác định nguy cơ có hại khi dùng thuốc trong giai đoạn mang thai ở người.
Ngoài ra, khi thực hiện nghiên cứu trên động vật cũng chưa cho thấy nguy cơ.
Tuy nhiên, không nên dùng thuốc trong khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, trừ khi lợi ích mong đợi của thuốc vượt trội so với bất kỳ rủi ro nào cho thai nhi.
Phụ nữ cho con bú
Thuốc được bài tiết vào trong sữa rất ít.
Vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của thuốc lên trẻ bú mẹ mà người mẹ đang dùng thuốc.
Một số nhà sản xuất và bác sĩ cho rằng không nên dùng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.
Xử trí khi quên một liều Scopolamine
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Cách bảo quản
Để thuốc Scopolamine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.
Thuốc Scopolamine giá bao nhiêu?
Thuốc Scopolamine 0.4 mg/ml có giá khoảng 790.000 đồng/chai.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Scopolamine được tổng hợp từ tin tức y tế. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Fencedol là thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, trật khớp, đau do chấn thương, căng cơ quá mức, đau lưng, gãy xương, đau sau giải phẫu, đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc, trong đó chế độ dinh dưỡng thiếu hụt là một nguyên nhân quan trọng. Vậy khi bị rụng tóc, nên uống vitamin gì và cần chú ý những gì để giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn?
Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.