Khi nào mụn tuổi dậy thì sẽ hết và phải làm gì để cải thiện?

Thứ hai, 04/11/2024 | 09:19

Khi bước vào tuổi dậy thì, ngoài thay đổi về tâm sinh lý, thanh thiếu niên còn phải đối mặt với mụn trứng cá do thay đổi nội tiết tố. Mụn tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm sự tự tin của nhiều bạn trẻ.

01730687047.jpeg
Mụn tuổi dậy thì xuất hiện do thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân nào hình thành mụn tuổi dậy thì?

Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi dậy thì (khoảng 10 - 18 tuổi) là giai đoạn dễ nổi mụn nhất. Nguyên nhân chính là do thay đổi nội tiết tố, làm kích thích tuyến dầu nhờn trên da. Khi dầu nhờn kết hợp với vi khuẩn và bít tắc lỗ chân lông, mụn tuổi dậy thì sẽ hình thành. Ngoài mặt, mụn còn có thể xuất hiện ở ngực và lưng, đôi khi kèm theo viêm nang lông ở tay và chân.

Các loại mụn phổ biến ở tuổi dậy thì gồm mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn đầu đen, mụn bọc và mụn nhọt. Ngoài yếu tố hormone, mụn tuổi dậy thì còn có thể do:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: tiêu thụ nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh và thực phẩm giàu đường.
  • Vệ sinh da không đúng cách: ít rửa mặt hoặc không làm sạch kỹ, nhất là ở vùng da dầu, dẫn đến tắc lỗ chân lông.
  • Xử lý mụn không đúng: sờ, nặn hoặc cạy mụn bằng tay sẽ làm da dễ tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thức khuya, căng thẳng kéo dài và thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện tử.

Mụn tuổi dậy thì sẽ kéo dài bao lâu?

Nhiều người thắc mắc mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu, nhất là khi bản thân đang gặp tình trạng này. Thông thường, mụn dậy thì sẽ giảm dần và biến mất sau 18 tuổi, khi hormone trong cơ thể cân bằng trở lại. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng cho mọi trường hợp.

Một số người vẫn có mụn sau khi qua tuổi dậy thì, thậm chí tình trạng mụn có thể nặng thêm và kéo dài đến tuổi mãn kinh. Thời gian mụn tồn tại phụ thuộc vào cơ địa, lối sống, chế độ ăn uống, cách chăm sóc da, mỹ phẩm sử dụng, và các yếu tố môi trường.

Phương pháp cải thiện tình trạng mụn tuổi dậy thì

11730687047.jpeg
Có nhiều phương pháp điều trị mụn tuổi dậy thì

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, hiện nay, có nhiều phương pháp giúp trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc bôi trị mụn

  • Retinol: Đây là dẫn xuất của vitamin A, giúp làm sạch lỗ chân lông, giảm dầu thừa và mụn, ngăn ngừa các nốt sần và u nang. Retinol còn hỗ trợ làm sáng da và chống lão hóa, nhưng khi sử dụng cần bảo vệ da khỏi ánh nắng.
  • Acid Azelaic: Giúp gom cồi mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông, phù hợp cho trường hợp mụn từ nhẹ đến vừa.
  • Acid Salicylic: Có tác dụng giảm bít tắc lỗ chân lông và kiểm soát bã nhờn, giúp da sạch thoáng hơn.
  • Benzoyl Peroxide: Hoạt chất này giúp diệt vi khuẩn gây mụn và làm bong lớp sừng trên da, phù hợp với mụn bọc, mụn viêm, mụn đầu trắng và đen.
  • Clindamycin: Một loại kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và viêm nhiễm, dùng cho mụn trứng cá từ mức độ trung bình đến nặng.

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để trị mụn tuổi dậy thì

  • Mật ong: Có tính kháng khuẩn và làm dịu mụn sưng viêm. Kết hợp mật ong với chuối, sữa chua hoặc yến mạch để làm mặt nạ hoặc chấm lên nốt mụn giúp cải thiện làn da.
  • Trà xanh: Giàu chất chống oxy hóa, giảm tiết bã nhờn, hạn chế hình thành mụn. Bạn có thể thoa nước trà xanh lên vùng mụn hoặc sử dụng như xịt khoáng.
  • Nghệ: Chứa chất kháng khuẩn và giúp liền sẹo, giảm thâm mụn. Bột nghệ có thể pha với nước ấm để làm mặt nạ, giúp hỗ trợ trị mụn và tăng cường hệ miễn dịch cho da.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính hình thành do sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát của các tế bào da. Đây là những tổn thương xuất hiện trên bề mặt da, không có khả năng xâm lấn hay di căn đến các cơ quan khác. Vậy u da lành tính có nguy hiểm không?
Đăng ký trực tuyến