Kháng sinh trị mụn : Làm sao để sử dụng đúng cách?

Thứ bảy, 08/06/2024 | 09:23

Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh trị mụn được áp dụng khá phổ biến. Vậy trong những trường hợp nào cần dùng kháng sinh và cách sử dụng ra sao cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.

01717813925.jpeg
Kháng sinh trị mụn được sử dụng khá phổ biến hiện nay

Dùng kháng sinh trị mụn: Có nên không?

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, mụn trứng cá là vấn đề da liễu phổ biến, đặc biệt trong tuổi dậy thì và thanh niên. Mụn xuất hiện do hoạt động của tuyến bã nhờn và lỗ chân lông, với nguyên nhân chính là vi khuẩn Propionibacterium acnes. Khi bị kích thích, vi khuẩn này phát triển mạnh, gây viêm, đỏ và hình thành nhân mủ.

Tuyến bã nhờn tiết ra chất nhờn giúp da mềm mại, nhưng khi hoạt động quá mức cùng với tích tụ chất bẩn và tế bào chết, lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn. Nguyên nhân có thể do thay đổi hormone, di truyền, môi trường, sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.

Kháng sinh trị mụn giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và sưng tấy, hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Có những loại kháng sinh trị mụn nào?

Kháng sinh trị mụn trứng cá phổ biến dưới hai dạng chính: đường uống và bôi ngoài da. Cụ thể như sau:

Kháng sinh trị mụn đường uống

Phổ biến nhất là nhóm tetracyclin (doxycycline, minocycline, limecycline,...) với tác dụng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da. Chúng cũng giúp kiểm soát viêm tuyến bã nhờn, giúp da nhanh lành hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại kháng sinh khác như clindamycin hoặc minocycline với công dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn gây mụn.

Tuy nhiên, kháng sinh đường uống có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó, cần có sự cho phép và giám sát của chuyên gia y tế khi sử dụng.

Kháng sinh bôi ngoài da

11717813925.png
Kháng sinh trị mụn được chia làm kháng sinh đường uống và bôi ngoài da

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, các loại kháng sinh bôi ngoài da có thể ở dạng kem, bọt, miếng dán hoặc dung dịch,... Chúng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành protein của vi khuẩn, ức chế hoạt động của chúng, giảm lượng dầu dư thừa và ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.

Một số kháng sinh bôi ngoài da phổ biến bao gồm:

  • Dapsone: Thường được chỉ định cho trường hợp mụn nghiêm trọng và có thể bôi qua đêm.
  • Erythromycin: Giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn gây mụn, đồng thời có tác dụng tốt đối với vùng da viêm xung quanh nốt mụn.

Sử dụng kháng sinh trị mụn trong thời gian bao lâu?

Khi kê đơn kháng sinh trị mụn, bác sĩ sẽ chỉ định rõ liều lượng và thời gian, tùy theo tình trạng từng người. Hiệu quả thường thấy sau 3-4 tháng, nhưng có thể lâu hơn với trường hợp nặng. Kháng sinh giúp giảm viêm, sưng và hạn chế vi khuẩn.

Kháng sinh đường uống: Dùng cho mụn từ trung bình đến nặng, kết hợp với thuốc bôi không chứa kháng sinh như benzoyl peroxide hoặc retinoids khi có nhiều loại mụn.

Kháng sinh dạng bôi: Dùng cho mụn đầu đen, đầu trắng hoặc tình trạng nhẹ. Các kem bôi không chứa kháng sinh có thể gồm:

  • Benzoyl peroxide: Giảm axit béo, khử trùng, nhưng làm da nhạy cảm với ánh nắng.
  • Retinoids: Giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, tiêu viêm, thúc đẩy collagen.
  • Acid azelaic: Ức chế sản xuất keratin, ngăn ngừa mụn và tiêu diệt vi khuẩn.

Làm sao để sử dụng kháng sinh trị mụn đạt hiệu quả nhất?

Trị mụn là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn. Ngay cả khi mụn đã hết, bạn vẫn cần tiếp tục quan tâm đến việc phòng ngừa vì mụn rất dễ tái phát. Để rút ngắn thời gian điều trị và nâng cao hiệu quả, bạn nên:

  • Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ: Trong điều trị mụn, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc bôi không chứa kháng sinh để giảm nguy cơ kháng thuốc. Đồng thời, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và phục hồi da để hạn chế bong tróc, đỏ, và nhạy cảm.
  • Chăm sóc da đúng cách: Sử dụng kem chống nắng đầy đủ và che chắn kỹ cho làn da vì lúc này da đang yếu và nhạy cảm hơn. Hạn chế chạm tay vào mụn, không chà xát, tự nặn mụn. Tẩy trang kỹ và rửa mặt tối đa hai lần mỗi ngày, tránh các mỹ phẩm chứa cồn và hương liệu.
  • Tái khám định kỳ: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và điều chỉnh liệu trình điều trị sao cho hợp lý.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống: Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích và ưu tiên rau xanh, trái cây.

Kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tốt trong điều trị mụn, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Khi gặp tình trạng mụn, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

Collagen là một loại protein cấu trúc quan trọng tạo nên phần lớn mô liên kết trong cơ thể, bao gồm cả da. Nó đóng vai trò then chốt trong việc duy trì độ săn chắc, đàn hồi và vẻ tươi trẻ của làn da.
Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Sâm cau, dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi bật với tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ xương khớp. Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, sâm cau giúp giảm đau nhức, đồng thời tăng độ dẻo dai và chắc khỏe cho hệ xương khớp.
Những loại kháng sinh phổ biến dùng cho bệnh viêm tủy răng

Những loại kháng sinh phổ biến dùng cho bệnh viêm tủy răng

Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường là bước đầu trong điều trị viêm tủy răng, nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu việc dùng kháng sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không và cần tuân thủ như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu.
Bí xanh - Thực phẩm vàng cho sức khoẻ

Bí xanh - Thực phẩm vàng cho sức khoẻ

Bí xanh không chỉ là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn là vị thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc, tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe tim mạch,….
Đăng ký trực tuyến