Khi nào nên dùng thuốc ngủ và sử dụng như thế nào?

Thứ năm, 10/04/2025 | 09:49

Khó ngủ là tình trạng phổ biến, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực. Nhiều người tìm đến thuốc ngủ để cải thiện giấc ngủ, tuy nhiên do thuốc tác động lên hệ thần kinh nên cần sử dụng thận trọng và đúng hướng dẫn.

01744253685.jpeg
Nhiều người tìm đến thuốc ngủ để cải thiện giấc ngủ

Thuốc ngủ và công dụng chính của các loại thuốc ngủ

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thuốc ngủ là loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thường dùng cho người khó ngủ, ngủ không sâu hoặc hay tỉnh giấc. Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê loại phù hợp.

Thuốc giúp dễ ngủ, ngủ sâu hơn và giảm lo âu. Tuy nhiên, không thể điều trị dứt điểm mọi nguyên nhân gây mất ngủ, nên cần dùng đúng cách và không lạm dụng.

Phân loại thuốc ngủ

Thuốc không kê đơn

Các loại thuốc ngủ không kê đơn thường được dùng cho người mất ngủ cấp tính do thay đổi giờ giấc sinh hoạt (ví dụ như lệch múi giờ khi đi du lịch), căng thẳng tâm lý, stress...

Một số loại phổ biến gồm:

  • Thuốc chứa kháng Histamin: Giúp dễ ngủ hơn, đặc biệt khi mất ngủ do nghẹt mũi, cảm cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp trên.
  • Melatonin: Là hormone tự nhiên điều hòa giấc ngủ, giúp giảm khó ngủ do thay đổi múi giờ. Dùng đúng liều sẽ giúp dễ ngủ hơn, giảm tình trạng trằn trọc.

Thuốc kê đơn

Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý điều chỉnh liều. Trước khi kê thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân gây mất ngủ thông qua khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng và các xét nghiệm cần thiết để lựa chọn loại thuốc phù hợp, giảm rủi ro và tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc ngủ từ thảo dược

Là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, giúp giảm stress và hỗ trợ giấc ngủ. Các thảo dược có tác dụng an thần nhẹ, tác động tích cực đến hệ thần kinh, thích hợp với người mất ngủ nhẹ và muốn sử dụng sản phẩm an toàn, lành tính.

Các tác dụng phụ thường gặp ở người dùng thuốc ngủ

Khi sử dụng thuốc ngủ, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ thường gặp như:

  • Ngứa ran hoặc nóng rát ở tay, chân.
  • Thay đổi khẩu vị.
  • Rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy).
  • Mất thăng bằng.
  • Buồn ngủ kéo dài, kể cả ban ngày.
  • Khô miệng hoặc họng.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Khó tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Run tay chân.
  • Ợ hơi, đau dạ dày.

Một số phản ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm: đau tức ngực, khó thở, phù toàn thân, buồn nôn, co giật, suy hô hấp… Nếu gặp các triệu chứng nặng hoặc kéo dài, cần ngừng thuốc và đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.

Những nguyên tắc cần nhớ khi dùng thuốc ngủ

11744253685.jpeg
Các nguyên tắc cần nhớ khi dùng thuốc ngủ

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nếu dùng thuốc ngủ đúng theo hướng dẫn, tình trạng mất ngủ có thể được cải thiện. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Do đó, trước khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng sau:

  • Kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh để hỗ trợ giấc ngủ, không nên hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc.
  • Nếu mất ngủ kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị, không nên tự ý dùng thuốc.
  • Tuyệt đối tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng thuốc ngủ kéo dài nếu chưa được bác sĩ chỉ định cụ thể.
  • Nhiều loại thuốc có thể gây tái phát mất ngủ nếu ngừng đột ngột, vì vậy cần giảm liều từ từ theo hướng dẫn.
  • Nếu gặp các phản ứng như buồn nôn, phát ban, rối loạn nhận thức, mất ngủ trở lại,… cần ngừng thuốc và liên hệ bác sĩ ngay.
  • Người mắc bệnh gan, thận, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim hoặc khó thở cần đặc biệt thận trọng, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng thuốc và thông báo đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Phương pháo cải thiện giấc ngủ để tránh phụ thuộc thuốc ngủ

Thay vì lạm dụng thuốc ngủ, bạn nên cải thiện giấc ngủ bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt:

  • Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh, tắt đèn khi ngủ.
  • Hạn chế ngủ ngày, chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 phút.
  • Tập thể dục nhẹ trước khi ngủ 1–2 tiếng.
  • Thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc.
  • Tránh dùng điện thoại, máy tính ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ.
  • Hạn chế caffeine, rượu, bia vào buổi tối.
  • Ngâm chân nước ấm, uống sữa ấm hoặc trà thảo dược trước khi ngủ.
  • Tránh ăn quá no trước khi ngủ 3–4 tiếng.
  • Massage nhẹ nhàng giúp thư giãn.
  • Suy nghĩ tích cực, tránh lo âu.

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, nên đi khám để kiểm tra nguyên nhân, vì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc ngủ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Thuốc giảm đau được xem là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại, giúp con người kiểm soát hiệu quả những cơn đau do bệnh tật gây ra. Vậy có bao nhiêu loại thuốc giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?
Đăng ký trực tuyến