Loạn khuẩn đường ruột : Nguy cơ và cách phòng ngừa

Thứ hai, 07/10/2024 | 10:31

Loạn khuẩn đường ruột là sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn và nhiều triệu chứng bất thường. Để tìm hiểu về mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

01728273499.jpeg
Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến mệt mỏi, chán ăn và nhiều triệu chứng khác

Loạn khuẩn đường ruột có triệu chứng nào?

Theo chia sẻ từ Cô Nguyễn Thị Hoàng Duyên, hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột cho dù là nguyên nhân nguyên nhân nào đều được gọi là loạn khuẩn đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ có 2 loại vi khuẩn, 85% là lợi khuẩn. Chúng tương tác để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giảm tác động của vi khuẩn có hại.

Các triệu chứng phổ biến của loạn khuẩn đường ruột gồm có:

  • Chán ăn
  • Đau bụng
  • Đầy hơi sau khi ăn
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Suy dinh dưỡng

Loạn khuẩn đường ruột có gây nguy hiểm không?

Loạn khuẩn đường ruột có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm:

  • Giảm khả năng hấp thụ chất béo: Khi cơ thể không hấp thụ chất béo hiệu quả, việc hấp thụ vitamin cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến thiếu vitamin B12. Điều này có thể gây ra tình trạng suy nhược, mệt mỏi, ngứa, tê ở tay chân và thậm chí rối loạn tâm thần.
  • Thức ăn bị ứ đọng trong ruột non: Vi khuẩn thường rất ít trong ruột non. Trong trường hợp loạn khuẩn, thức ăn dễ bị ứ đọng tại đây, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất.
  • Loãng xương và yếu xương: Loạn khuẩn đường ruột có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ canxi, từ đó dẫn đến tình trạng loãng xương theo thời gian. Ngoài ra, việc hấp thụ canxi kém cũng có thể làm tăng bài tiết canxi qua đường tiểu, tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Các nguyên nhân nào gây ra loạn khuẩn đường ruột?

11728273499.jpeg
Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây loạn khuẩn đường ruột

Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, loạn khuẩn đường ruột thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Một số biến chứng có thể xảy ra từ phẫu thuật bụng, chẳng hạn như các loại phẫu thuật khác liên quan đến dạ dày, cắt dạ dày để điều trị béo phì.
  • Các vấn đề về cấu trúc xung quanh ruột non.
  • Một số bệnh lý mạn tính như viêm ruột do xạ trị, bệnh tiểu đường, bệnh Celiac, bệnh Crohn,…
  • Thói quen ăn uống: Các thực phẩm hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và sạch sẽ giúp duy trì sức khỏe đường ruột và phòng ngừa bệnh tật. Ngược lại, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc chứa nhiều vi khuẩn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, lấn át vi khuẩn có lợi và làm hệ vi sinh mất cân bằng.
  • Áp lực tâm lý: Tâm lý căng thẳng và không ổn định có thể làm giảm co bóp của dạ dày và ruột, dẫn đến giảm nhu động ruột và làm cho thời gian tiêu hóa thức ăn bị kéo dài.
  • Lạm dụng thuốc.

Cách điều trị loạn khuẩn đường ruột

Sử dụng thuốc kháng sinh: Chỉ nên dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc viêm ruột rõ ràng.

Hỗ trợ dinh dưỡng: Yếu tố này đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân bị loạn khuẩn đường ruột, đặc biệt là những người đã giảm cân nhiều. Mặc dù có thể điều trị tình trạng suy dinh dưỡng, nhưng việc hồi phục hoàn toàn không phải lúc nào cũng đạt được.

Một số lưu ý giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng thiếu vitamin, giảm đau bụng và tăng cân:

  • Bổ sung dinh dưỡng: Sử dụng các phương pháp như uống bổ sung sắt, vitamin, canxi và tiêm bắp vitamin B12.
  • Chế độ ăn kiêng không có lactose: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa do tổn thương ở ruột non. Do đó, cần hạn chế thực phẩm chứa lactose hoặc sử dụng các chế phẩm lactase để hỗ trợ tiêu hóa.

Biện pháp phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột có thể nghiêm trọng đến sức khỏe, nên điều trị kịp thời và phòng ngừa là rất cần thiết. Có thể tham khảo các biện pháp sau đây:

  • Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống: Nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế đồ ăn béo và gia vị chua cay, đồng thời uống đủ nước hàng ngày.
  • Kiểm tra nguồn gốc thực phẩm: Chú ý hạn sử dụng và ưu tiên thực phẩm an toàn, vệ sinh.
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và ma túy.
  • Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa được bác sĩ cho phép.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn, đặc biệt trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng men vi sinh hoặc men tiêu hóa để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Công dụng và những lưu ý khi dùng Maladi B

Công dụng và những lưu ý khi dùng Maladi B

Maladi B là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe giúp bổ sung magie hiệu quả. Để sử dụng Maladi B đúng cách và cho đúng đối tượng, người dùng cần tham khảo ý kiến và nhận chỉ định từ các chuyên gia có chuyên môn.
Đăng ký trực tuyến