Lợi ích của thuốc súc họng và thời gian sử dụng hợp lý

Thứ tư, 05/02/2025 | 08:51

Thuốc súc họng là một sản phẩm phổ biến giúp làm sạch vùng họng và miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức, nó có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong vùng họng.

01738720626.jpeg
Thuốc súc họng là một sản phẩm phổ biến được nhiều người tin dùng

Tác dụng của thuốc súc họng

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thuốc súc họng có thể có dạng dung dịch, viên sủi hoặc bột pha với nước trước khi sử dụng. Thành phần trong thuốc giúp loại bỏ mảng bám trong miệng và họng, khử mùi hôi do vi khuẩn gây ra, và hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan đến răng miệng, mũi họng.

Tuy nhiên, nhiều người hay nhầm lẫn giữa thuốc súc họng và nước súc miệng, dù chúng là hai sản phẩm khác nhau. Nước súc miệng chủ yếu dùng để chăm sóc răng miệng, giúp giữ vệ sinh miệng, khử mùi hôi, làm hơi thở thơm mát, giảm viêm nướu nhẹ và ngăn ngừa mảng bám cao răng. Tuy nhiên, nước súc miệng không có dược tính mạnh mẽ như thuốc súc họng và không thể điều trị các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.

Các nhóm thuốc súc họng phổ biến

Thuốc súc họng hiện được phân thành ba nhóm chính như sau:

  • Kháng sinh súc họng: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến, thường có trong các sản phẩm súc họng điển hình như Veybirol-Tyrothricine.
  • Sát khuẩn: Các loại thuốc sát khuẩn như Betadine Gargle, Givalex, BBM - muối borat... cũng có thể được sử dụng làm thuốc súc họng.
  • Trung hòa pH: Những thuốc súc họng nhẹ như nước muối 0,9% hoặc natri bicarbonat là ví dụ điển hình.

Tổng quan, hầu hết các loại thuốc súc họng hiện nay đều được bổ sung thêm các chất có tác dụng làm dịu, làm mềm niêm mạc họng hoặc giảm đau, như benzocaine, menthol, hoặc hexetidine.

Sử dụng nước súc họng như thế nào là hợp lý?

Các sản phẩm thuốc súc họng đều có thông tin chi tiết được in trên bao bì, giúp người dùng lựa chọn loại phù hợp và sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Thông thường, các loại thuốc súc họng hiện nay đều có hướng dẫn sử dụng chung như sau:

Thời gian súc họng

11738720626.jpeg
Sử dụng thuốc súc họng như thế nào là hợp lý?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, khi sử dụng thuốc, người bệnh nên súc họng từ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng khoảng 1-2 ngụm. Đầu tiên, cần súc họng thật sạch, sau đó ngậm dung dịch trong miệng khoảng 5-10 phút để tăng hiệu quả diệt khuẩn, rồi nhổ ra. Lưu ý, thuốc súc họng không phải là thuốc uống, nên tuyệt đối không nuốt.

Một số loại thuốc có thể yêu cầu thời gian sử dụng ngắn hơn (theo hướng dẫn cụ thể). Vì vậy, bạn nên tuân theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thời gian sử dụng cho từng đợt

Nhiều người hiện nay sử dụng thuốc súc họng một cách tùy tiện, không tuân theo hướng dẫn. Thực tế, thuốc súc họng chỉ nên sử dụng trong vòng dưới 10 ngày. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong họng, dẫn đến các vấn đề như nấm họng, viêm loét vùng họng, hoặc giảm sức đề kháng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.

Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho niêm mạc họng.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc súc họng?

Khi sử dụng thuốc súc họng, bạn cần lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Thuốc súc họng có thể an toàn khi sử dụng tại chỗ, nhưng một phần thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc qua sữa mẹ. Tốt nhất chỉ sử dụng nước muối nhạt và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tác dụng phụ: Nếu gặp ngứa họng, miệng, phát ban hay sưng môi, ngừng dùng thuốc và thông báo bác sĩ.
  • Đối tượng sử dụng: Một số thuốc chỉ dùng cho bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên, vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.
  • Không tự ý đổi thuốc: Không thay đổi thuốc súc họng mà không có chỉ định bác sĩ, đặc biệt là với kháng sinh nhóm β-lactam.
  • Tránh trong trường hợp đặc biệt: Người điều trị phóng xạ hoặc có bệnh tuyến giáp không nên sử dụng thuốc.
  • Dị ứng thuốc: Tránh sử dụng nếu có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Nhìn chung, thuốc súc họng có tác dụng diệt khuẩn tốt và hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng miệng, họng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc một cách không hợp lý có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc súc họng
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến