Các nhóm thuốc cảm thông dụng và lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 20/01/2025 | 09:24

Sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa họng và ho là triệu chứng phổ biến của cảm lạnh. Thuốc cảm là giải pháp hiệu quả cho tình trạng này. Vậy bạn đã biết thuốc cảm gồm những loại nào và cách dùng đúng chưa?

01737340545.jpeg
Thuốc cảm là giải pháp hiệu quả cho tình trạng cảm lạnh

Thông tin về bệnh cảm lạnh

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, cảm lạnh thường do virus xâm nhập qua mắt, mũi và miệng, gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một số triệu chứng phổ biến của cảm lạnh bao gồm:

  • Hắt hơi, đau họng
  • Nghẹt mũi, chảy mũi
  • Ho khan hoặc ho có đờm
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu

Các yếu tố làm tăng nguy cơ cảm lạnh bao gồm sức đề kháng yếu, trẻ em dưới 6 tuổi và người nghiện thuốc lâu dài.

Có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh, và phần lớn người bệnh sẽ khỏi trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu cảm lạnh kéo dài trên 14 ngày hoặc có triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, ho có đờm lẫn máu, sốt cao, bệnh nhân cần khám bác sĩ ngay.

Cảm lạnh thường gặp vào mùa thu đông và đông xuân. Người lớn có thể mắc 2-3 lần/năm, trong khi trẻ em có thể bị 8-12 lần/năm do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh.

Các loại thuốc cảm

Các loại thuốc cảm phổ biến bao gồm:

Thuốc giảm ho: Pholcodine, codein và dextromethorphan giúp ức chế ho. Codein có thể gây buồn ngủ và táo bón, không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi. Pholcodine và dextromethorphan ít tác dụng phụ hơn, nhưng vẫn có thể gây buồn ngủ. Chỉ dùng cho ho khan, không hiệu quả với ho có đờm. Cần tham khảo bác sĩ khi mắc hen suyễn hoặc COPD.

Thuốc thông mũi: Ephedrine, pseudoephedrine và phenylephrine giúp giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, chúng có thể gây tăng nhịp tim và huyết áp. Không dùng trước khi ngủ và cần thận trọng với bệnh nhân huyết áp cao hoặc tăng nhãn áp. Không lạm dụng thuốc nhỏ hoặc xịt mũi lâu dài.

Thuốc long đờm: Giúp làm loãng đờm, giúp dễ dàng tống ra ngoài đường thở.

thuoc-cam-1
Các loại thuốc cảm thông dụng

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, Aspirin, paracetamol và ibuprofen giảm sốt và đau nhức. Tuy nhiên, cần thận trọng với bệnh nhân suy gan và trẻ dưới 16 tuổi khi dùng aspirin do nguy cơ hội chứng Reye.

Thuốc kháng histamine: Brompheniramine và chlorphenamine điều trị ho, hắt hơi và sổ mũi. Tuy nhiên, chúng có thể gây buồn ngủ và không hiệu quả với ho có đờm. Cần tham khảo bác sĩ nếu có vấn đề về tăng nhãn áp, COPD hoặc khó tiểu do phì đại tiền liệt tuyến.

Bị cảm lạnh không dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Cảm lạnh, tuy nhiên, thường do virus gây ra, vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh là không cần thiết và có thể gây nguy hiểm do nguy cơ tác dụng phụ cao.

Do đó, phương pháp điều trị cảm lạnh chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng, kết hợp với việc uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc cảm lạnh

Trước khi dùng thuốc cảm, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.

Nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Tránh uống rượu bia và sử dụng chất kích thích khi dùng thuốc cảm, vì chúng có thể làm tăng độc tố và tương tác với thuốc, giảm hiệu quả điều trị.

Một số thuốc cảm có thể gây buồn ngủ, vì vậy chỉ nên uống thuốc trước khi đi ngủ, không dùng khi làm việc, vận hành máy móc hoặc tham gia giao thông.

Cũng cần lưu ý rằng một số thuốc có chứa caffeine, gây mất ngủ. Do đó, tránh uống thêm các đồ uống như coca, cà phê hay trà.

Nên dùng thuốc theo lịch trình cố định trong ngày. Nếu quên liều, dùng lại sớm nhất có thể, hoặc bỏ qua liều cũ nếu gần giờ tiếp theo, không cộng dồn liều.

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cảm.

Thuốc cảm giúp điều trị và kiểm soát các triệu chứng của cảm lạnh. Để đạt hiệu quả tối ưu, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Nếu sau 14 ngày các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đi khám để xác định nguyên nhân và được điều trị đúng cách.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc cảm
Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam – Vị thuốc Nam chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt, mẩn ngứa

Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) thuộc họ Đậu, mọc tự nhiên ở miền Bắc và rải rác miền Nam Việt Nam. Trong y học cổ truyền, rễ cây được dùng trị cảm mạo, sốt, không ra mồ hôi, ngạt mũi, đau nhức, viêm da dị ứng sơn và hỗ trợ chữa đậu mùa.
Các nhóm thuốc cảm thông dụng và lưu ý khi sử dụng

Các nhóm thuốc cảm thông dụng và lưu ý khi sử dụng

Sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa họng và ho là triệu chứng phổ biến của cảm lạnh. Thuốc cảm là giải pháp hiệu quả cho tình trạng này. Vậy bạn đã biết thuốc cảm gồm những loại nào và cách dùng đúng chưa?
Đau bụng kinh uống gì để giảm đau hiệu quả?

Đau bụng kinh uống gì để giảm đau hiệu quả?

Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng kinh thường gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị em. Vậy, nên uống gì và tránh uống gì khi bị đau bụng kinh?
Thuốc trị mụn là gì? Các dạng bào chế và cách dùng an toàn

Thuốc trị mụn là gì? Các dạng bào chế và cách dùng an toàn

Hiện nay, thuốc trị mụn trên thị trường đa dạng về dạng bào chế và thành phần. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, chị em nên thăm khám da liễu và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Đăng ký trực tuyến